22/06/2025
22/06/2025
27/06/2025
Trẻ bị trầm cảm cần được hỗ trợ và điều trị tích cực từ các chuyên gia tâm lý và người thân càng sớm càng tốt. Các phương pháp điều trị trầm cảm ở trẻ em tương tự như ở người trưởng thành, bao gồm liệu pháp tâm lý và thuốc uống. Tuy nhiên, khác với người trưởng thành, trẻ bị trầm cảm rất dễ bị tác động từ gia đình và môi trường sống bên ngoài. Vì vậy, bố mẹ cần hiểu rõ về sự quan trọng này, từ đó, quan tâm, chăm sóc trẻ đúng cách, tạo môi trường sống thoải mái, phù hợp. Thông thường, trẻ sẽ được điều trị tâm lý trước, sau đó, có thể cân nhắc sử dụng thuốc hỗ trợ khi bệnh không có dấu hiệu cải thiện.
Liệu pháp tâm lý được sử dụng trong điều trị trầm cảm ở trẻ được gọi là liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT). Đây là một hình thức điều trị giúp trẻ suy nghĩ tích hơn, từ đó kiểm soát hành vi của mình theo hướng tích cực, giúp trẻ kiểm soát sự lo lắng, nỗi sợ và loại bỏ cội nguồn của sự sợ hãi của trẻ.
Thuốc trị trầm cảm ở trẻ em được sử dụng phổ biến nhất là thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI). Thuốc có tác dụng làm tăng nồng độ serotonin trong não – một chất hóa học giúp gia tăng cảm giác hạnh phúc. Lưu ý, thuốc được bác sĩ tính toán kỹ lưỡng, phù hợp với tình trạng sức khỏe, độ tuổi và cân nặng của trẻ. Bố mẹ không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc hoặc dùng sai liều bác sĩ chỉ định bởi thuốc thuốc có thể khiến trẻ rơi vào tình trạng rối loạn lưỡng cực (bệnh phấn khích – trầm cảm).
25/06/2025
2.1 Hồi tưởng về quá khứ
Mỗi khi chán nản hay tuyệt vọng, chúng ta hãy nghĩ về quá khứ. Bạn hãy thử mở cuốn album ảnh ra, nhớ lại những kỷ niệm ấm áp, niềm vui bên gia đình, bè bạn,... Điều này sẽ giúp bạn trở nên khá hơn bởi giữa những lúc tưởng chừng như vô cùng khó khăn thì niềm vui vẫn tồn tại đâu đó xung quanh bạn.
2.2 Nghĩ thoáng hơn
Việc đi qua những cung bậc cảm xúc là cách tốt để nhắc nhở bản thân bạn rằng nỗi đau không kéo dài vô tận. Có thể bạn thức dậy với tâm trạng lo lắng tột cùng nhưng đến buổi trưa bạn sẽ gác lại cảm xúc đó. Đến buổi tối, thậm chí bạn sẽ có những tràng cười sảng khoái khi xem phim hài. Vì vậy, bạn hãy nghĩ rằng sự căng thẳng, chán chường của bạn chỉ là một cơn đau sẽ đến và sẽ đi. Lúc này, bạn chỉ cần hít thở sâu để vượt qua, tin tưởng áp lực sẽ mau chóng qua đi.
2.3 Chấp nhận việc bạn không thể kiểm soát mọi thứ
Hầu hết những nỗi đau khổ mà bạn đang có thường xuất phát từ niềm khao khát về việc phải kiểm soát mọi thứ một cách chắc chắn. Ví dụ, bạn luôn muốn biết trầm cảm nên làm gì, khi nào sẽ thuyên giảm, loại thuốc nào hữu hiệu, khi nào bạn có thể ngủ ngon không lo lắng điều gì,... Chỉ khi bạn chấp nhận việc ngừng kiểm soát mọi thứ thì bạn mới có thể giảm bớt sự mệt mỏi của bản thân.
2.4 Đặt mục tiêu cho tương lai
Trầm cảm thì nên làm gì? Nếu quá lo lắng, hoang mang hoặc mệt mỏi, bạn hãy nghĩ tới người thân để có nghị lực vượt qua. Như một chiến sĩ trên chiến trường, bạn phải đi tới cuối và hoàn thành nhiệm vụ của mình, sống hết mình vì một điều quý giá nào đấy. Điều này sẽ tiếp thêm cho bạn sức mạnh để mạnh mẽ vượt qua cơn trầm cảm.
2.5 Tận hưởng hiện tại
Nếu chúng ta có thể sống trọn vẹn với hiện tại, chỉ tập trung vào những thứ trước mắt thì chúng ta có thể loại bỏ được vô vàn nỗi sợ hãi bởi chúng đều xuất phát từ quá khứ hoặc tương lai mơ hồ.
Bên cạnh đó, bạn hãy làm mới lại các mối quan hệ, ra ngoài và gặp gỡ mọi người, đi uống cà phê với bạn bè hoặc duy trì những sở thích cá nhân như trồng hoa, may vá,... Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, bớt sầu bi, ảo não,...
2.6 Tập luyện nhiều hơn
Gần đây, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng những bài tập thể dục nhịp điệu trong khoảng 30 phút ít nhất 5 ngày/tuần có hiệu quả đáng kể trong việc làm thuyên giảm tình trạng trầm cảm. Theo nghiên cứu, việc vận động giúp não bộ tiết ra các hormone chống trầm cảm như Serotonin, Endorphins,... Vì vậy, bạn nên bắt đầu tập luyện một cách chậm rãi, nhẹ nhàng, không nên cố sức. Có nhiều bài tập cho bạn lựa chọn như: Đi bộ nhanh, tập aerobic, tập yoga, bơi lội, thiền,...
2.7 Những điều nên tránh
Bên cạnh câu hỏi người bị trầm cảm thì nên làm gì, chúng ta cũng cần chú ý tới những điều cần tránh. Đó là:
<iframe class="ql-video" frameborder="0" allowfullscreen="true"></iframe>24/06/2025
24/06/2025
Ho Do Do 🧠 1. Thừa nhận cảm xúc của bản thân – và đừng tự trách mình
🩺 2. Tìm đến chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần
🫂 3. Chia sẻ với người thân hoặc người bạn đáng tin cậy
🛌 4. Chăm sóc sức khỏe thể chất dù chỉ là điều nhỏ nhất
📵 5. Hạn chế mạng xã hội và so sánh
🚨 6. Nếu bạn có ý nghĩ tiêu cực về bản thân hoặc muốn tự làm đau mình:
❗ Hãy tìm giúp đỡ ngay lập tức.
💬 Nếu bạn cần mình ở đây để lắng nghe – mình sẵn sàng
Bạn có thể kể cho mình nghe cảm giác hiện tại, và mình sẽ không phán xét. Dù bạn đang ở giai đoạn nào, điều quan trọng là: bạn đang tìm cách giúp bản thân – và đó là một bước rất dũng cảm. ❤️
23/06/2025
Tìm bác sĩ tâm lý đi
23/06/2025
Ho Do Do gặp pác xĩ tâm ní lhé pạn
22/06/2025
22/06/2025
Gặp bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý;Chia sẻ với người thân, bạn bè đáng tin cậy; Quan trọng hơn là nhận diện và chấp nhận và hãy Kiên nhẫn và tích cực để bản thân có thể chiến thắng căn bệnh quái ác này;...
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
22/06/2025
Top thành viên trả lời