Chia sẻ đề thi ngay thôi
Khác
Lớp 9
2023
Hưng Yên
1769
18
Toán Học
Lớp 9
2023
Hưng Yên
13279
460
Ngữ Văn
Lớp 9
2023
Hà Nội
45482
462
Ngữ Văn
Lớp 9
2023
TP.Hồ Chí Minh
40762
274
Ngữ Văn
Lớp 9
2023
Đồng Nai
6676
150
Ngữ Văn
Lớp 9
2023
Nghệ An
4887
119
Ngữ Văn
Lớp 9
2023
Gia Lai
4122
43
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYẺN SINH VÀO LỚP 10 THPT HUNG YÊN NĂM HỌC 2023 - 2024 Bài thi: NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đẻ (Đề thì gồm có 02 trang) I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn trích: Không ai trên đời có hai lần tuổi trẻ. Trong khi nhiều người trong tuổi trẻ lạc lối mất phương hướng, lãng phí thời gian, thì họ không biết rằng những gì họ đang làm hay không làm hôm nay sẽ ảnh hưởng rất nhiều trong cả cuộc đời còn lại. Qua 30 hay 40 tuổi, công việc cuộc sống của hầu hết mọi người đã ổn định, khó học thêm làm thêm được gì, và cuộc sống ít có những thay đổi to lớn. Có thể bây giờ bạn không nhận ra, nhưng tuổi đôi mươi là tuổi tạo tiền đề. Đây là khoảng thời gian mà bạn xây dựng, gieo trồng, chứ không phải là thời gian nghỉ ngơi thụ hưởng, Hãy tận dụng khoảng thời gian này để học hỏi, bước đi, làm thật nhiều thứ. Hãy đọc nhiều hơn, lăn lộn nhiều hơn, thực hành nhiều hơn. Chuẩn bị kiến thức, kỹ năng, mạng lưới hỗ trợ cho tương lai. Kỹ năng nếu không được học trong thời trẻ, thì sau này môi trường ổn định ít va chạm rất khó để học lại được. Tuổi trẻ đã qua sẽ không bao giờ trở lại, hãy sống như thể ta chỉ còn lại một ngày để sống. (Trích Tuổi trẻ đã qua không trở lại bao giờ, Rosie Nguyễn, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?, NXB Hội Nhà văn, 2017, tr.136-137) Trả lời các câu hỏi sau: Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2 (0,5 điểm), Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn dưới đây và cho biết, xét theo cấu tạo ngữ pháp câu văn đó thuộc kiểu câu gì? Tuổi đôi mươi là tuổi tạo tiền đề. Câu 3 (1,0 điểm), Chỉ ra từ ngữ biểu hiện phép thế và phép lặp ở trong hai câu văn: Có thể bây giờ bạn không nhận ra, nhưng tuổi đôi mượi là tuổi tạo tiền đề. Đây là khoảng thời gian mà bạn xây dựng, gieo trồng, chứ không phải là thời gian nghỉ ngơi thụ hướng. Câu 4 (1,0 điểm). Nêu tác dụng của phép điệp cấu trúc trong hai câu văn: Hãy tận dụng khoảng thời gian này để học hỏi, bước đi, làm thật nhiều thứ. Hãy đọc nhiều hơn, lăn lộn nhiều hơn, thực hành nhiều hơn. Câu 5 (1,0 điểm). Tác giả cho rằng: "Tuổi trẻ đã qua sẽ không bao giờ trở lại, hãy sống như thể ta chỉ còn lại một ngày để sống". Em có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao? II. LÀM VĂN (6,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Viết đoạn văn diễn dịch (khoảng 12 đến 15 dòng) với câu chủ đề: Niềm hi vọng sẽ làm cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn. Trang 1/2