Bài 1. Tứ giác
Bài 2. Hình thang
Bài 3. Hình thang cân
Bài 4. Đường trung bình của tam giác, của hình thang
Bài 5. Dựng hình bằng thước và compa. Dựng hình thang
Bài 6. Đối xứng trục
Bài 7. Hình bình hành
Bài 8. Đối xứng tâm
Bài 9. Hình chữ nhật
Bài 10. Đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước
Bài 11. Hình thoi
Bài 12. Hình vuông
Ôn tập chương I. Tứ giác
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 1
Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 1
Đề bài
Cho hình bình hành \(ABCD\). Gọi \(E\) là điểm đối xứng với \(D\) qua điểm \(A\), gọi \(F\) là điểm đối xứng với \(D\) qua điểm \(C\). Chứng minh rằng điểm \(E\) đối xứng với điểm \(F\) qua điểm \(B\).
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Áp dụng:
+) Hình bình hành có các cặp cạnh đối song song và bằng nhau.
+) Hai điểm gọi là đối xứng với nhau qua điểm \(O\) nếu \(O\) là trung điểm của đoạn thẳng nối hai điểm đó.
+) Tiên đề ơclit: Qua một điểm ở ngoài đường thẳng chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng đó.
Lời giải chi tiết
Vì \(ABCD \) là hình bình hành (giả thiết)
\( \Rightarrow A{\rm{D}}//BC, A{\rm{B}}//DC,\)\( A{\rm{D}}=BC, A{\rm{B}}=DC \) (tính chất hình bình hành)
Mà \(E \in A{\rm{D}}\) (giả thiết) \( \Rightarrow AE//BC\)
Vì \(E\) là điểm đối xứng với \(D\) qua điểm \(A\) (giả thiết)
\( \Rightarrow AE = A{\rm{D}}\) (tính chất hai điểm đối xứng qua 1 điểm)
\( \Rightarrow \) \(AE = BC\) (cùng bằng \(AD\))
Kết hợp với \(AE//BC\) (chứng minh trên)
\( \Rightarrow \) Tứ giác \(ACBE\) là hình bình hành (dấu hiệu nhận biết hình bình hành).
\( \Rightarrow \) \(BE // AC, BE = AC\) (1) (tính chất hình bình hành)
Ta có: \(AB//DC\) (chứng minh trên) \(\Rightarrow AB//CF\)
Vì \(F\) là điểm đối xứng với \(D\) qua điểm \(C\) (giả thiết)
\( \Rightarrow CD = CF\) (tính chất hai điểm đối xứng qua 1 điểm)
\( \Rightarrow AB = CF\) (cùng bằng \(DC\))
Kết hợp với \(AB//CF\) (chứng minh trên)
\( \Rightarrow \) Tứ giác \(ACFB\) là hình bình hành (dấu hiệu nhận biết hình bình hành).
\( \Rightarrow \) \(BF // AC, BF = AC\) (2) (tính chất hình bình hành)
Từ (1) và (2) suy ra \(BE\) và \(BF\) cùng song song với \(AC\) và cùng đi qua điểm \(B\) nên theo tiên đề Ơclit \(BE\) trùng \(BF\) hay \(B, E, F\) thẳng hàng.
Lại có: \(BE\) = \(BF\) (cùng bằng \(AC\)) do đó \(B\) là trung điểm của \(EF\)
Vậy \(E\) đối xứng với \(F\) qua \(B\).
Tải 15 đề kiểm tra 15 phút - Chương 4 - Hóa học 8
CHƯƠNG 4. HÔ HẤP
Bài 9. Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
Tải 10 đề thi giữa kì 1 Văn 8
Phần Lịch sử
SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Toán 8 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 8
SGK Toán 8 - Cánh Diều
VBT Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tổng hợp Lí thuyết Toán 8
SBT Toán Lớp 8
Giải bài tập Toán Lớp 8
Tài liệu Dạy - học Toán Lớp 8
Đề thi, đề kiểm tra Toán Lớp 8