1. Nội dung câu hỏi
Đặt hai cốc (A), (B) có khối lượng bằng nhau lên 2 đĩa cân, cân ở vị trí thăng bằng. Cho 120 gam hỗn hợp potassium hydrogencarbonate và sodium hydrogencarbonate vào cốc (A); 85 gam silver nitrate vào cốc (B). Thêm từ từ 100 gam dung dịch sulfuric acid 19,6% vào cốc (A); 100 gam dung dịch hydrochloric acid 36,5% vào cốc (B). Sau thí nghiệm, cân có ở vị trí thăng bằng không? Nếu cân không ở vị trí thăng bằng thì cần thêm bao nhiêu gam dung dịch hydrochloric acid 36,5% vào cốc nào để cân trở lại vị trí thăng bằng? Giả thiết khí CO2 không tan trong nước, bỏ qua quá trình bay hơi của nước và hydrogen chloride.
2. Phương pháp giải
- Tính khối lượng của cốc (A) và cốc (B) sau phản ứng.
- Khối lượng dung dịch hydrochloric acid 36,5% vào cốc để hai cốc cân bằng là khối lượng chênh lệch của hai cốc sau phản ứng.
- Lưu ý:
+ Khối lượng hai cốc sau phản ứng bằng tổng khối lượng của các chất bỏ vào trừ đi khối lượng các chất bay ra.
+ Chú ý, nếu cốc (A) cần cho thêm HCl thì phải tính lượng CO2 bay ra sau khi dư phản ứng với H+.
3. Lời giải chi tiết
- Xét cốc (A): Đặt công thức chung của KHCO3 và NaHCO3 là RHCO3.
Ta có:
\[\begin{array}{l}{{\rm{n}}_{{\rm{RHC}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}}(1)}} = {{\rm{n}}_{{\rm{NaHC}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}}}} = \frac{{120}}{{84}} \approx 1,4{\rm{ (mol)}}\\{{\rm{n}}_{{\rm{RHC}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}}{\rm{(2)}}}} = {{\rm{n}}_{{\rm{KHC}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}}}} = \frac{{120}}{{100}} = 1,2{\rm{ (mol)}}\end{array}\]
Đặt số mol của RHCO3 là x (1,2 < x < 1,4).
\[{{\rm{n}}_{{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{S}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}}}} = 100 \times \frac{{19,6\% }}{{100\% }} = 19,6{\rm{ }}({\rm{g}}) \Rightarrow {{\rm{m}}_{{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{S}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}}}} = \frac{{19,6}}{{98}} = 0,2{\rm{ (mol)}}\]
Ta có: 2RHCO3 + H2SO4 → R2SO4 + 2H2O + 2CO2
Vì \[\frac{{{{\rm{n}}_{{\rm{RHC}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}}{\rm{(2)}}}}}}{2} > \frac{{{{\rm{n}}_{{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{S}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}}}}}}{1}\left( {\frac{{1,2}}{2} > \frac{{0,2}}{1}} \right)\] nên RHCO3 dư, H2SO4 hết.
\[\begin{array}{l} \Rightarrow {{\rm{n}}_{{\rm{C}}{{\rm{O}}_{\rm{2}}}}} = \frac{1}{2}{{\rm{n}}_{{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{S}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}}}} = \frac{1}{2} \times 0,4 = 0,2{\rm{ (mol)}}\\ \Rightarrow {{\rm{m}}_{{\rm{(A)}}}} = {{\rm{m}}_{{\rm{RHC}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}}}} + {{\rm{m}}_{{\rm{dd}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{S}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}}}} - {{\rm{m}}_{{\rm{C}}{{\rm{O}}_{\rm{2}}}}} = 120 + 100 - 0,2 \times 44 = 211,2{\rm{ (g)}}\end{array}\]
- Xét cốc (B): AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3
Nước và hydrogen chloride không bay hơi \[ \Rightarrow {{\rm{m}}_{{\rm{(B)}}}} = {{\rm{m}}_{{\rm{AgN}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}}}} + {{\rm{m}}_{{\rm{ddHCl}}}}{\rm{ = 85 + 100 = 185 (g)}}\]
Để cân bằng, ta cần thêm dung dịch hydrochloric acid 36,5% vào cốc (B).
Khối lượng dung dịch hydrochloric acid 36,5% cho vào cốc (B): \[{{\rm{m}}_{{\rm{ddHCl}}}} = {{\rm{m}}_{{\rm{(A)}}}} - {{\rm{m}}_{{\rm{(B)}}}}{\rm{ = 211,2}} - {\rm{185 = 26,2 (g)}}\]
SGK Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo tập 1
B - ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA
Unit 1: Friendship - Tình bạn
PHẦN 1. LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (Tiếp theo)
Projects 1-4: Presentation/Performance
SGK Hóa học Nâng cao Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Hóa học lớp 11
SBT Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Cánh Diều
SGK Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Hóa học 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Hóa học 11
SGK Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Hóa Lớp 11
SBT Hóa Lớp 11