Tổng hợp các bài văn nghị luận về tác phẩm Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
Tổng hợp các đoạn văn nghị luận về tác phẩm Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
Dàn ý
Dàn ý
1. Mở bài
- Giới thiệu vài nét về tác giả Viễn Phương - là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời chống Mĩ cứu nước.
- Vài nét về bài thơ “Viếng lăng Bác”- bài thơ mang đậm chất trữ tình đã ghi lại tình cảm sâu lắng, thành kính của nhà thơ khi hòa vào dòng người viếng lăng Bác.
- Vị trí và nội dung đoạn thơ: Cảm xúc của nhà thơ dành cho vị cha già kính yêu của dân tộc.
2. Thân bài
a. Cảm xúc khi vào lăng, nhìn thấy di hài Bác (Khổ 3)
- “Giấc ngủ bình yên”: nói giảm nói tránh nhằm giảm đi nỗi đau, vừa thể hiện thái độ nâng niu, trân trọng giấc ngủ của Bác.
- “vầng trăng sáng dịu hiền”: nhân hóa chỉ ánh đèn tỏa ra từ lăng, đó cũng là ẩn dụ chỉ vẻ đẹp tâm hồn thanh cao của Người.
- “Trời xanh”: ẩn dụ Bác trường tồn, vĩnh hằng cùng non sông đất nước.
- Nhà thơ dùng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “nghe nhói ở trong tim”, nhà thơ như nghe thấy nỗi đau cứ nhức nhối như cắt cứa trong tim mình.
⇒ Cảm xúc trong lăng của nhà thơ với Bác thành kính mà xúc động.
b. Những tình cảm, cảm xúc trước lúc ra về (Khổ 4)
- “Mai về miền Nam thương trào nước mắt”: cảm xúc trực tiếp lưu luyến không muốn rời xa.
- Phép liệt kê, ẩn dụ “con chim, đóa hoa, cây tre” cùng với điệp ngữ “muốn làm”: niềm dâng hiến tha thiết,mãnh liệt, muốn làm một điều gì đó vì Bác.
- Hình ảnh cây tre được lặp lại tạo kết cấu đầu cuối tương ứng.
⇒ Chủ thể “con” đến đây không xuất hiện thẻ hiện ước nguyện này không phải của riêng tác giả mà là của tất cả mọi người, của dân tộc ta đối với Bác.
3. Kết bài
- Tổng kết những thành công về nội dung, nghệ thuật làm nên bài thơ:
+ Với thể thơ 8 chữ, giọng điệu thiết tha, sâu lắng, sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ quen thuộc, ngôn ngữ thơ giản dị mà cô đọng.
+ Đoạn thơ thể hiện niềm xúc động, thành kính, và nỗi đau xót của nhà thơ trước sự ra đi của Bác, ước nguyện là được ở mãi bên Bác, đang lên Bác tất cả lòng tôn kính và biết ơn…
Bài mẫu
Viếng lăng Bác là một bài thơ trữ tình biểu hiện niềm cảm xúc sâu xa, tình thương nhớ khôn nguôi, lòng kính yêu vô hạn của nhà thơ đối với Bác Hồ vĩ đại khi nhà thơ từ miền Nam ra thăm lăng Bác.
Mặt trời ngày ngày đi qua trên lăng là mặt trời của đất trời, nguồn sáng lớn nhất, rực rỡ và vĩnh viễn trên thế gian này. Nhưng mặt trời ấy còn thấy và nhận ra một mặt trời khác, một mặt trời trong lăng rất đỏ. Một mặt trời trên cao được nhân hóa, nhìn mặt trời trong lăng bằng đôi mắt của mặt trời. Một hình ảnh chứa bao tôn kính đối với Bác Hồ vĩ đại! Mặt trời trong lăng rất đỏ là hình ảnh ẩn dụ. Mặt trời trong lăng thì Bác Hồ của chúng ta, một mặt trời đỏ rực màu cách mạng. Mặt trời cách mạng ấy đã, vẫn và sẽ mãi mãi chiếu sáng đường chúng ta đi bằng sự nghiệp cách mạng vĩ đại, trí tuệ cách mạng vĩ đại, nhân cách cách mạng vĩ đại của Người. Một hình ảnh sáng tạo (một mặt trời không phải trong vũ trụ mà ở ngay trong lăng Bác) chứa chan lòng kính yêu vô hạn của nhà thơ đối với Bác.
Nhà thơ còn sáng tạo một hình ảnh khác nữa để ca ngợi Bác: hình ảnh bảy mười chín mùa xuân. Một hình ảnh hoán dụ lấy một nét trong đời Bác Hồ (79 tuổi) để chỉ Bác Hồ. Con người bảy mươi chín mùa xuân ấy đã sống một cuộc đời đẹp như những mùa xuân và đã làm ra những mùa xuân cho đất nước, cho con người. Hình ảnh những dòng người đi qua trong thương nhớ, kết thành những tràng hoa không phải chỉ là một hình ảnh tả thực, so sánh những dòng người xếp thành hàng dài vào láng viếng Bác trông như những tràng hoa vô tận. Nó còn có nghĩa tượng trưng: cuộc đời họ đã nở hoa dưới ánh sáng của Bác, họ đến lăng để dâng hoa đời họ cho vừng mặt trời trong lăng đã làm nên những mùa xuân của biết bao nhiêu cuộc đời.
Nhà thơ vào lăng được trông thấy Bác, nằm trong giấc ngủ bình yên giữa một vùng ánh sáng nhè nhẹ, dịu hiền. Ánh sáng ấy nơi Bác nằm được nhà thơ miêu tả như ánh sáng một vầng trăng hiền dịu.
Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
Ánh sáng bát ngát ngoài đời đã vào thơ Bác, trăng còn vào trong lăng với người bạn vĩ đại của trăng. Hình ảnh “một vầng trăng sáng dịu hiền” dụng ý của nhà thơ còn muốn tạo ra một hệ thống hình ảnh vũ trụ với mặt trời, vầng trăng bầu trời xanh mãi mãi mênh mông để biểu hiện cái vĩ đại, cái rực rỡ, cái cao siêu của con người và sự nghiệp Bác.
Biết rằng Bác sống mãi trong sự nghiệp cách mạng và tâm trí nhân dân như bầu trời xanh vĩnh viễn trên cao nhưng nhà thơ vẫn không khỏi thấy nhói lòng thương nhớ Bác. Đó là những rung cảm chân thật của tất cả ai đã vào lăng viếng Bác.
Nguyễn Lê Tuyết Mai
Đề thi vào 10 môn Anh TP Hồ Chí Minh
Bài 16
Bài 22. Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người
Bài 27
Bài 28