Đề bài
Câu 1. Mục đích chính của việc chế tạo hợp kim là
A. chế tạo vật liệu có tính chất phù hợp yêu cầu sử dụng.
B. giảm giá thành vật liệu.
C. tận dụng các kim loại rẻ tiền.
D. tăng độ bền của vật liệu.
Câu 2. Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về hợp kim?
A. Có nhiệt độ nóng chảy cao hơn các kim loại tương ứng vì kích thước các hạt không đều nhau.
B. Các kim loại cấu tạo nên hợp kim vẫn giữ nguyên tính chất hóa học.
C. Được tạo nên từ bột các kim loại hoặc bột kim loại và phi kim trộn rất đều.
D. Chỉ thay đổi tỷ lệ các thành phần trong hợp kim sẽ không làm biến đổi tính chất vật lý của hợp kim.
Câu 3. Trường hợp nào sau đây không liên quan đến sự ăn mòn kim loại?
A. Chiếc xẻng sử dụng nhiều lưỡi bị mòn.
B. Các thanh kết cấu của cầu sắt bong sơn và bị gỉ.
C. Điện cực bằng chì của acquy bị hòa tan trong quá trình “chạy” acquy để sinh điện.
D. Miếng đồng bị hòa tan trong axit nitric.
Câu 4. Sự ăn mòn vỏ tàu biển bằng thép trong môi trường nước biển xảy ra tại catot là
\(\eqalign{& A.\,Fe \to F{e^{2 + }} + 2e. \cr& B.\,2{H^ + } + 2e \to {H_2} \cr} \)\(\eqalign{& C.\,{O_2} + 2{H_2}O + 4e \to 4O{H^ - } \cr& D.\,Fe \to F{e^{3 + }} + 3e \cr} \)
Câu 5. Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn hóa học?
A. Con dao bằng thép dùng cắt chanh nhưng quên không rửa.
B. Ngâm lá hợp kim Zn – Cu trong dung dịch \({H_2}S{O_4}\) loãng.
C. Tôn lợp nhà bị xây xát, tiếp xúc với không khí ẩm.
D. Thiết bị bằng thép của nhà máy sản xuất xút và Cl2 tiếp xúc với khí Cl2.
Câu 6. Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Các thiết bị máy móc bằng kim tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao có khả năng bị ăn mòn hóa học.
B. Áp tấm kẽm vào mạn tàu thủy làm bằng thép (phần ngâm dưới nước) thì vỏ tàu thủy được bảo vệ.
C. Đồ vật bằng thép ra ngoaig không khí ẩm thì đồ vật đó bị ăn mòn điện hóa.
D. Đồ hộp làm bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị xay xát, để trong không khí ẩm bị ăn mòn điện hóa thì thiếc sẽ bị ăn mòn trước.
Câu 7. Điều chế \({H_2}\) trong phòng thí nghiệm từ Zn và dung dịch HCl, để thu được \({H_2}\) nhanh hơn cần nhỏ thêm vào dung dịch HCl một vài giọt dung dịch nào sau đây?
A. Dung dịch \(ZnS{O_4}\)
B. Dung dịch \({H_2}S{O_4}\)
C. Dung dịch \(CuS{O_4}\)
D. Dung dịch NaOH
Câu 8. Vật liệu nào sau đây cần được bảo vệ bằng cách bôi dầu mỡ?
A. Inox.
B. Thép.
C. Vàng.
D. Canxi.
Câu 9. Khi lắp đặt đường ống bằng thép trong lòng đất, cứ trung bình 30m đường ống lại được hàn thêm một tấm kẽm nặng khoảng 10 gam. Tổng chiều dài đường ống dẫn khí đốt tại một khu dân cư là 4,5 km. Khối lượng kẽm cần dùng là
A. 1 kg
B. 1,5 kg.
C. 2 kg.
D. 2,1 kg.
Câu 10. Hòa tan một hợp kim Fe – Cu nặng 2,0 gam bằng dung dịch \({H_2}S{O_4}\) loãng dư, loại bỏ kết tủa được dung dịch A. Dung dịch A làm mất màu vừa hết 40 ml dung dịch \(KMn{O_4}\) 0,1M. Hàm lượng sắt nguyên chất trong hợp kim là
A. 28%.
B. 84%.
C. 56%.
D. 50%.
Lời giải chi tiết
Câu 1. Chọn A.
Câu 2. Chọn B.
Các kim loại cấu tạo nên hợp kim vẫn giữ nguyên tính chất hóa học.
A sai: có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn các kim loại tương ứng vì kích thước các hạt không đều nhau làm cấu trúc tinh thể kim loại kém ổn định.
C sai: cần phải nung kết để các chất phân tán đều mới trở thành hợp kim.
D sai: tính chất vật lý khác nhau khi phi kim có tỷ lệ khác nhau. Ví dụ: gang và thép khác nhau về tỷ lệ cacbon.
Câu 3. Chọn A.
Kim loại bị mài mòn (vật lí).
Câu 4. Chọn C.
Tại catot luôn xảy ra quá trình khử.
Nước biển có môi trường gần trung tính \( \to \) chất oxi hóa phải là \({O_2}\) hòa tan trong nước.
Câu 5. Chọn D.
Vì phản ứng xảy ra trực tiếp giữa kim loại và chất oxi hóa.
Câu 6. Chọn D.
Thiếc kém hoạt động hơn Fe sẽ bị ăn mòn sau sắt.
Câu 7. Chọn C.
\(Zn + CuS{O_4} \to Cu\) bám vào \(Zn \to \) xảy ra ăn mòn điện hóa.
Câu 8. Chọn B.
Câu 9. Chọn B.
Số miếng kẽm: \(\dfrac{4500} {30}= 150 \to {m_{Zn}} = 1500\,gam.\)
Câu 10. Chọn C.
CHƯƠNG 10. HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Unit 7. Artificial Intelligence
Đề kiểm tra 45 phút - Chương 1 – Hóa học 12
Câu hỏi tự luyện Địa 12
Tải 50 đề thi học kì 1 mới nhất có lời giải