Đề kiểm tra giữa học kì 1

Đề kiểm tra giữa học kì 1 Vật lí 9 - Đề số 03

Đề bài

A – TRẮC NGHIỆM (3Đ)

(Chọn phương án đúng bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng ở đầu câu)

Câu 1: Trong đoạn mạch gồm hai điện trở R1R1R2R2 mắc nối tiếp. Điện trở tương đương của đoạn mạch RtdRtd

A. Rtd<R1Rtd<R1

B. Rtd<R2Rtd<R2      

C. Rtd<R1+R2Rtd<R1+R2

D. Rtd=R1+R2Rtd=R1+R2

Câu 2: Hệ thức Định luật Ohm:

A. I=URI=UR            B. I=RUI=RU

C. U=IRU=IR           D. R=UIR=UI

Câu 3: Trong đoạn mạch gồm hai điện trở R1=R2=6ΩR1=R2=6Ω mắc song song. Điện trở tương đương của

đoạn mạch RtdRtd :

Α. 2Ω2Ω                      Β. 3Ω3Ω

C. 4Ω4Ω                      D. 6Ω6Ω

Câu 4: Công thức tính điện trở dây dẫn:

A. R=ρSlR=ρSl

B. R=S.lρR=S.lρ

C. R=SρlR=Sρl

D. R=ρlSR=ρlS

Câu 5: Hai dây đồng cùng tiết diện. Dây thứ nhất có chiều dài 2m2m, dây thứ hai có chiều dài 6m6m. Dây thứ nhất có điện trở là 1,5Ω1,5Ω, dây thứ hai có điện trở là:

A. 0,5Ω0,5Ω                   B. 3Ω3Ω

C. 4,5Ω4,5Ω                   D. 6Ω6Ω

Câu 6: Điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng trong trường hợp nào là vô ích:

A. Dây dẫn nóng lên

B. Thân máy bơm nóng lên

C. Đế bàn là nóng lên

D. Cả A,B đều đúng

B – TỰ LUẬN (7Đ)

Câu 7: (1,5đ) Phát biểu nội dung Định luật Jun - Lenxơ. Viết hệ thức, nêu tên gọi và đơn vị từng đại

lượng có trong hệ thức.

Câu 8: (1,5đ) Trong cuộc sống, ta thường gặp những công tắc điện có thể điều chỉnh độ sáng tối của đèn, độ mạnh yếu của quạt, … Thiết bị này gọi là dimmer (Hình vẽ) mà bộ phận chính là một biến trở.

 

a)  Biến trở là gì? Biến trở có tác dụng gì trong mạch điện?

b) Giải thích ý nghĩa con số  50Ω2A50Ω2A ghi trên biến trở.

Câu 9: (1đ) Hiệu điện thế U trong mạch điện có sơ đồ như hình vẽ được giữ không đổi. Khi dịch chuyển con chạy của biến trở tiến dần về đầu N thì số chỉ của ampe kế sẽ thay đổi như thế nào?

 

Câu 10: (3đ) Đoạn mạch AB gồm 2 điện trở  R1=8ΩR1=8Ω và  R2=4ΩR2=4Ω mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế không đổi U=24V.

a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB và cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.

b) Tính công suất tiêu thụ của đoạn mạch AB.

c) Mắc thêm một bóng đèn  12V6W song song với R1 . Nhận xét về độ sáng của đèn.

Lời giải chi tiết

1. D

2. A

3. B

4. D

5. C

6. B

Câu 1:

Phương pháp giải:

Các công thức của mạch nối tiếp: {I=I1=I2U=U1+U2Rnt=R1+R2

Lời Giải:

Điện trở  tương đương của mạch mắc nối tiếp: R=R1+R2

Chọn D.

Câu 2:

Phương pháp giải:

Định luật Ôm: Cường độ dòng điện chạy quay dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây: I=UR

Lời Giải:

Hệ thức của định luật Ôm: I=UR

Chọn A.

Câu 3:

Phương pháp giải:

Các công thức của mạch song song: {I=I1+I2U=U1=U21Rss=1R1+1R2

Lời Giải:

Điện trở tương đương của đoạn mạch: 1Rtd=1R1+1R2=16+16=13Rtd=3Ω

Chọn B.

Câu 4:

Phương pháp giải:

Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài l của dây dẫn, tỉ lệ nghịch với tiết diện S của dây dẫn và phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn: R=ρlS

Lời Giải:

Công thức tính điện trở dây dẫn: R=ρlS

Chọn D.

Câu 5:

Phương pháp giải:

Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài l của dây dẫn, tỉ lệ nghịch với tiết diện S của dây dẫn và phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn: R=ρlS

Lời Giải:

Ta có: {R1=ρl1SR2=ρl2SR2R1=l2l1R21,5=62R2=4,5Ω

Chọn C.

Câu 6:

Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyết về “Sự chuyển hóa điện năng thành các dạng năng lượng khác” – Trang 37 – SGK.

Lời Giải:

Khi máy bơm hoạt động, điện năng được biến đổi thành

+ Cơ năng cho động cơ hoạt động.

+ Nhiệt năng làm thân máy bơm nóng lên.

Thì phần điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng làm thân máy bơm nóng lên là phần năng lượng vô ích.

Chọn B.

Câu 7:

- Nội dung định luật: Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.

- Hệ thức của định luật: Q=I2Rt

Trong đó:

+ Q là nhiệt lượng tỏa ra từ vật dẫn; đơn vị là Jun (J)

+ R là điện trở của dây dẫn; đơn vị là Ôm (Ω)

+ I là cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn; đơn vị là ampe (A)

+ t là thời gian dòng điện chạy qua vật dẫn; đơn vị là giây (s)

Câu 8:

Phương pháp giải:

a) Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số và có thể được sử dụng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.

b) Số Ôm và số ampe ghi trên biến trở chỉ giá trị điện trở lớn nhất của biến trở và cường độ dòng điện lớn nhất mà biến trở chịu được.

Lời Giải:

a)

- Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số

- Biến trở có thể được sử dụng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.

b) Biến trở ghi: 50Ω2A

+ 50Ω chỉ giá trị điện trở lớn nhất của biến trở.

+ 2A chỉ cường độ dòng điện lớn nhất mà biến trở chịu được.

Câu 9:

Phương pháp giải:
Công thức tính điện trở: R=ρlS

Định luật Ôm: I=UR

Đèn sáng mạnh lên khi cường độ dòng điện chạy qua đèn tăng và ngược lại.

Lời Giải:
Mạch gồm: RbntRD

Điện trở của biến trở:  Rb=ρlSRbl

Chiều dòng điện đi từ cực (+) qua dây dẫn, thiết bị điện rồi về cực (-) của nguồn điện. Khi con chạy tiến dần về đầu N chiều dài của biến trở tăng dần làm cho điện trở của dây dẫn tăng dần, kéo theo điện trở tương đương của toàn mạch tăng dần.

Cường độ dòng điện chạy qua đèn là: ID=Ib=URb+RD

U không đổi, điện trở tương đương của toàn mạch tăng thì số chỉ của ampe kế sẽ giảm dần đi.

Câu 10:

Phương pháp giải:

a) Áp dụng các biểu thức

+ Điện trở của mạch có các điện trở mắc nối tiếp: R=R1+R2

+ Định luật Ôm: I=UR

b) Áp dụng biểu thức tính công suất:  P=UI

c) Áp dụng các biểu thức:

+ Điện trở của mạch có các điện trở mắc nối tiếp:  Rnt=R1+R2

+ Điện trở của mạch có các điện trở mắc song song: 1Rss=1R1+1R2

+ Mối liên hệ giữa R, U, P:  R=U2P

+ Định luật Ôm:  I=UR

+ So sánh cường độ dòng điện qua đèn với cường độ dòng điện định mức của đèn.

Lời Giải:

a)

+ Ta có, mạch gồm R1ntR2

Điện trở tương đương của đoạn mạch AB là: R=R1+R2=8+4=12Ω

+ Cường độ dòng điện qua mạch: I=UR=2412=2A

Do 2 điện trở mắc nối tiếp nên cường độ dòng điện qua mỗi điện trở chính bằng cường độ dòng điện qua mạch: I1=I2=2A

b) Công suất tiêu thụ của đoạn mạch AB: P=UI=24.2=48W

c) Khi mắc thêm bóng đèn song song với  R1  ta được mạch như sau:

 

+ Hiệu điện thế định mức và công suất định mức của đèn:  {UdmD=12VPdmD=6W

+ Cường độ dòng điện định mức của đèn: IdmD=PdmDUdmD=612=0,5A

+ Điện trở của bóng đèn: RD=U2dmDPdmD=1226=24Ω

Mạch gồm:  (R1//RD)ntR2

R1D=R1RDR1+RD=8.248+24=6Ω

Điện trở tương đương của mạch khi này:  R=R1D+R2=6+4=10Ω

Cường độ dòng điện qua mạch khi này: I=UR=2410=2,4AIAC=I2=I=2,4A

UAC=IAC.R1D=2,4.6=14,4V

Cường độ dòng điện qua đèn khi này: ID=UDRD=UACRD=14,424=0,6A

Nhận thấy ID>IdmD Đèn sáng mạnh dễ cháy.

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved