PHẦN HAI. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000
PHẦN HAI. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000

Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 12 - Đề số 5

Đề bài

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II

MÔN LỊCH SỬ - LỚP 12

Câu 1: Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng trong những năm 1936 - 1939 là do

A. Chính phủ của Mặt trận nhân dân Pháp đã lên cầm quyền ở Pháp.

B. mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng gay gắt.

C. sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản.

D. tình hình thế giới và trong nước có nhiều thay đổi.

Câu 2: Tên gọi của mặt trận do Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương thành lập tại Hội nghị tháng 7 – 1936 là gì?

A. Mặt trận Liên Việt.

B. Mặt trận Việt Minh.

C. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.

D. Mặt trận Dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương.

Câu 3: Tháng 9-1940, quân đội nước nào vào xâm lược Việt Nam?

A. Anh.

B. Đức.

C. Nhật.

D. Hà Lan.

Câu 4: Sự kiện nào dưới đây đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam?

A. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.

B. Chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh được thành lập.

C. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc.

D. Cách mạng tháng Tám thành công.

Câu 5: Chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” ngày 12-3-1945 đã xác định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là

A. phát xít Nhật.

B. thực dân Pháp và phát xít Nhật.

C. thực dân Pháp.

D. quân Trung Hoa Dân quốc.

Câu 6: Căn cứ vào đâu để khẳng định cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam có tính chất là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới?

A. Nhiệm vụ và giai cấp lãnh đạo.

B. Hình thức và lực lượng tham gia.

C. Kẻ thù và mục tiêu đấu tranh.

D. Khẩu hiệu đấu tranh và kết quả.

Câu 7: Đảng ta thực hiện sách lược hòa hoãn với Pháp để đuổi quân Trung Hoa Dân Quốc về nước vì 

A. Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) được kí.

B. Hiệp ước Hoa - Pháp (28/2/1946) được kí.

C. ta thành lập Chính phủ liên hiệp kháng chiến (3/1946).

D. bản Tạm ước (14/9/1946) được kí.

Câu 8: Đảng ta có chủ trương gì trong việc giải quyết mối quan hệ với thực dân Pháp sau ngày Hiệp ước Hoa- Pháp (28/2/1946) được kí kết?

A. Chống quân Trung Hoa Dân quốc và Pháp.

B. Kháng chiến chống thực dân Pháp.

C. Nhân nhượng với quân đội Trung Hoa Dân quốc.

D. Hòa hoãn và nhân nhượng với Pháp.         .

Câu 9: Ngày 8-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh - Sắc lệnh thành lập

A. Nha An ninh.

B. quân đội quốc gia Việt Nam.

C. Nha Bình học vụ.

D. Nha sắt.

Câu 10: Trong bản Tạm ước (14-9-1946), Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nhân nhượng

A. Quyền lợi về kinh tế và chính trị.

B. Quyền lợi về kinh tế và văn hóa.

C. Quyền lợi về chính trị và quân sự.

D. Quyền lợi về kinh tế, chính trị và quân sự.

Câu 11: Nội dung nào dưới đây không phải mục đích của ta khi mở chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950?

A. Kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp.

B. Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch.

C. Khai thông biên giới Việt - Trung.

D. Củng cố, mở rộng căn cứ địa Việt Bắc.

Câu 12: Lực lượng quân sự nào của ta được thành lập và chiến đấu ở Hà Nội trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến cuối 1946 - 1947?

A. Trung đoàn thủ đô.

B. Dân quân du kích.

C. Cứu quốc quân.

D. Việt Nam giải phóng quân.

Câu 13: Quốc gia đầu tiên công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là

A. Trung Quốc.

B. Anbani.

C. Lào.

D. Liên Xô.

Câu 14:  Bước phát triển của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (tháng 2-1951) so với Hội nghị BCHTW Đảng lần thứ 8 (tháng 5-1941) thể hiện ở chỗ

A. tăng cường sức mạnh của đảng cầm quyền.

B. thực hiện khẩu hiệu ruộng đất cho dân cày.

C. đề cao hơn nữa nhiệm vụ giải phóng dân tộc.

D. tập hợp lực lượng trong mặt trận Liên Việt. 

Câu 15: Mĩ kí với Bảo Đại Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt-Mĩ (9/1951) vì lí do chủ yếu nào dưới đây?

A. Củng cố vị thế của MT ở Đông Dương.

B. Củng cố chính quyền Bảo Đại.

C. Ràng buộc Chính phủ Bảo Đại vào Mĩ.

D. Can thiệp vào Đông Dương về kinh tế.

Câu 16: Mục đích chung của thực dân Pháp khi thực hiện kế hoạch Bôlae năm 1947, kế hoạch Rơve năm 1949, kế hoạch Đà Lát đơ Tátxinhi năm 1950 là muốn

A. nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

B. giành lại quyền chủ động hiến trường chính Bắc Bộ.

C. mở cuộc tấn công quy mô lớn lên Việt Bắc.

D. tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh trên bàn đàm phán.

Câu 17: Cuối năm 1953, thực dân Pháp chọn địa bàn nào sau đây để xây dựng thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương?

A. Thất Khê.

B. Cao Bằng.

C. Đồng Khê.

D. Điện Biên Phủ.

Câu 18: Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 của quân dân Việt Nam đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch nào sau đây của thực dân Pháp?

A. Nava.

B. Bôlae.

C. Đờ Lát đơ Tatxinhi.

D. Rove.

Câu 19: Âm mưu chiến lược của Mỹ khi can thiệp ngày càng sâu vào cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương (1945 - 1954) của thực dân Pháp là gì?

A. Biến Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới.

B. Khẳng định sức mạnh quân sự của nước Mỹ.

C. Nắm quyền điều khiển chiến tranh Đông Dương.

D. Giúp Pháp kéo dài và mở rộng chiến tranh.

Câu 20: Một trong những âm mưu của Mỹ trong thời kì 1954-1975 là biến miền Nam Việt Nam thành

A. đồng minh duy nhất.

B. căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Nam Á.

C. Căn cứ quân sự duy nhất.

D. thị trường xuất khẩu duy nhất

Câu 21: Điểm nổi bật của tình hình miền Nam ngay sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là

A. Chuyển sang đấu tranh vũ trang chống Mỹ.

B. Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế.

C. Thành lập chính quyền cách mạng lâm thời ở miền Nam.

D. Vẫn chịu ách thống trị của đế quốc và tay sai.

Câu 22: Nội dung nào dưới đây thể hiện vai trò của Mỹ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam?

A. Trực tiếp tham chiến.

B. Cố vấn chỉ huy.

C. Hỗ trợ hỏa lực.

D. Chỉ đề ra kế hoạch.

Câu 23: Mĩ và chính quyền Sài Gòn thực hiện thủ đoạn dồn dân lập “ấp chiến lược” nhằm mục tiêu gì?

A. Củng cố chính quyền Sài Gòn.

B. Phát triển lực lượng cho quân đội Sài Gòn.

C. Tách đồng bào miền Nam ra khỏi lực lượng cách mạng.

D. Tiêu diệt triệt để lực lượng quân giải phóng miền Nam.

Câu 24: Ý nào dưới đây không phải là âm mưu của Mỹ trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất?

A. Phá hoại tiềm lực kinh tế quốc phòng và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

B. Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam.

C. Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mỹ của nhân dân ta.

D. Giành thắng lợi quân sự quyết định để kết thúc chiến tranh trong danh dự.

Câu 25: Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965), chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 – 1973) của Mĩ ở Việt Nam có điểm chung nào sau đây?

A. Quân đội Đồng minh giữ vai trò chủ yếu.

B. Được Mĩ viện trợ về kinh tế và quân sự.

C. Quân đội Sài Gòn là lực lượng duy nhất.

D. Lực lượng quân Mĩ trực tiếp tham chiến.        

Câu 26: Âm mưu của Mỹ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ" (1965 – 1968) ở miền Nam Việt Nam là

A. tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực để áp đảo quân chủ lực của ta, giành thế chủ động trên chiến trường.

B. đánh bại quân chủ lực của ta để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

C. giành lại thể chủ động trên chiến trường miền Nam và mở rộng chiến tranh sang Lào và Cam-pu-chia.

D. củng cố lực lượng quân đội Sài Gòn để có thể giãnh lại thể chủ động trên chiến trường, đấy lực lượng vũ trang của ta ra khỏi miền Nam.

Câu 27: Cuối năm 1974 đầu 1975, Bộ chính trị Trung ương Đảng đã dựa vào cơ sở nào để đưa ra kế hoạch giải phóng miền Nam

A. Thắng lợi nhanh chóng của chiến dịch Tây Nguyên 1975.

B. Tương quan lực lượng thay đổi sau hiệp định Pari 1973 về Việt Nam.

C. Thắng lợi của quân dân miền Bắc “Điện Biên Phủ trên không” 1972.

D. Tác động trực tiếp của chiến thắng đường chín Nam - Lào 1971.

Câu 28: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) của nhân dân Việt Nam thắng lợi là một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc vì đã

A. Có tác động lớn đến nội bộ của nước Mỹ và cục diện thế giới.

B. Chấm dứt tình trạng đối đầu giữa hai thế hệ thống xã hội đối lập.

C. Hạ nhiệt tình trạng căng thẳng trong quan hệ quốc tế.

D. Làm cho hệ thống tư bản chủ nghĩa không còn bao trùm thế giới.

Câu 29: Các cuộc chiến tranh Đông Dương 1945-1954, Chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953), Chiến tranh Việt Nam (1954-1975) chứng tỏ

A. Đông Nam Á là tâm điểm đối đầu giữa hai cực Xô Mỹ. 

B. Sự can thiệp của Mỹ đối với các cuộc chiến tranh cục bộ.

C. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh.

D. Chiến tranh lạnh đã lan rộng và bao trùm toàn thế giới.

Câu 30: Sự ra đời nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1949) thắng lợi của cách mạng Cuba (1959) và thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Việt Nam (1975) đã

A. Làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ.

B. Đánh dấu chủ nghĩa xã hội vượt ra khỏi phạm vi một nước.

C. Góp phần đánh bại chủ nghĩa thực dân mới trên thế giới.

D. Hạ nhiệt mối quan hệ giữa hai hệ thống xã hội đối lập.

Lời giải chi tiết

1. D

2. C

3. C

4. A

5. A

6. A

7. B

8. D

9. C

10. B

11. A

12. A

13. A

14. A

15. C

16. A

17. D

18. A

19. C

20. B

21. D

22. B

23. C

24. D

25. B

26. A

27. B

28. A

29. B

30. C

Câu 1

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 98 – 100.

Cách giải:

Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng trong những năm 1936 - 1939 là do tình hình thế giới và trong nước có nhiều thay đổi.

Chọn: D

Câu 2

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 100.

Cách giải:

Tên gọi của mặt trận do Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương thành lập tại Hội nghị tháng 7 – 1936 là Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.

Chọn: C

Câu 3

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 103.

Cách giải:

Tháng 9-1940, quân đội Nhật vào xâm lược Việt Nam.

Chọn: C

Câu 4

Phương pháp: Xem lại ý nghĩa thành lập Đảng, sgk lịch sử 12, trang 89, suy luận

Cách giải:

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Từ đây, cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân ta được đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, một đảng có đường lối cách mạng khoa học và sáng tạo, có tổ chức chặt chẽ, có đội ngũ cán bộ đảng viên kiên trung, nguyện suốt đời hy sinh cho lý tưởng của Đảng, cho độc lập dân tộc, cho tự do của nhân dân.

Chọn: A

Chú ý khi giải:

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam.

- Cách mạng tháng Tám (1945) thành công mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc, mở đầu kỉ nguyên mới của dân tộc: kỉ nguyên độc lập, tự do;…

Câu 5

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 112.

Cách giải:

Chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” ngày 12-3-1945 đã xác định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là phát xít Nhật.

Chọn A.

Câu 6

Phương pháp: Phân tích.

Cách giải:

Chọn: A

Câu 7

Phương pháp: Giải thích.

Cách giải:

Đảng ta thực hiện sách lược hòa hoãn với Pháp để đuổi quân Trung Hoa Dân Quốc về nước vì Hiệp ước Hoa - Pháp (28/2/1946) được kí.

Chọn: B

Câu 8

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 128.

Cách giải:

Đảng ta có chủ trương hòa hoãn và nhân nhượng với Pháp trong việc giải quyết mối quan hệ với thực dân Pháp sau ngày Hiệp ước Hoa- Pháp (28/2/1946) được kí kết.

Chọn: D

Câu 9

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 124.

Cách giải:

Ngày 8-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh - Sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ.

Chọn: C

Câu 10

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 129.

Cách giải:

Trong bản Tạm ước (14-9-1946), Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nhân nhượng Pháp một số quyền lợi về kinh tế và văn hóa.

Chọn: B

Câu 11

Phương pháp: Xem lại chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950, sgk lịch sử 12, trang 136, loại trừ

Cách giải:

Tháng 6 - 1950, Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm: tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch; khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới; mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tạo đà thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên.

Chọn: A

Câu 12

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 131.

Cách giải:

Lực lượng quân sự của ta được thành lập và chiến đấu ở Hà Nội trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến cuối 1946 – 1947 là Trung đoàn thủ đô.

Chọn: A

Câu 13

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 135.

Cách giải:

Trung Quốc là quốc gia đầu tiên công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Chọn: A

Câu 14

Phương pháp: So sánh.

Cách giải:

- Đáp án A lựa chọn vì ở Hội nghị BCHTW Đảng lần thứ 8 (tháng 5-1941) thì Đảng Cộng sản Đông Dương chưa chính thức trở thành Đảng cầm quyền, sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 thì Đảng Cộng sản Đông Dương mới trở thành Đảng cầm quyền. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (tháng 2-1951) thì vai trò lãnh đạo của Đảng càng được tăng cường.

- Đáp án B loại vì phải đến giai đoạn 1954 – 1957 ta mới tiến hành cải cách ruộng đất, thực hiện được nhiệm vụ người cày có ruộng.

- Đáp án C loại vì trong bản Báo cáo Bàn về Cách mạng Việt Nam của Tổng Bí thư Trường Chinh đã nêu rõ về nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là:

+ Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam là tiêu diệt bọn đế quốc xâm lược, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập và thống nhất, xoá bò hình thức bóc lột phong kiến, làm cho người cày có ruộng, tiến lên chủ nghĩa xã hội.

+ Nhiệm vụ chống đế quốc và nhiệm vụ chống phong kiến khăng khít với nhau. Nhưng trọng tâm của cách mạng trong giai đoạn hiện tại là giải phóng dân tộc. Kẻ thù cụ thể trước mắt của cách mạng là chủ nghĩa đế quốc xâm lược và bè lũ tay sai. Mũi nhọn của cách mạng chủ yếu chĩa vào bọn đế quốc xâm lược.

=> Không có nội dung nêu về đề đề cao hơn nữa nhiệm vụ giải phóng dân tộc.

- Đáp án D loại vì nội dung này không thuộc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (tháng 2-1951).

Chọn: A

Câu 15

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 139.

Cách giải:

Mĩ kí với Bảo Đại Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt-Mĩ (9/1951) nhằm tiếp tục ràng buộc Chính phủ Bảo Đại vào Mĩ.

Chọn: C

Câu 16

Phương pháp: So sánh.

Cách giải:

- Đáp án A lựa chọn vì mục đích chung của thực dân Pháp khi thực hiện kế hoạch Bôlae năm 1947, kế hoạch Rơve năm 1949, kế hoạch Đà Lát đơ Tátxinhi năm 1950 là muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh (bằng 1 thắng lợi quân sự).

- Đáp án B loại vì điều này chỉ đúng với kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi năm 1950.

- Đáp án C loại vì đây là biện pháp thực hiện kế hoạch Bôlae năm 1947, kế hoạch Rơve năm 1949, chứ không phải mục đích.

- Đáp án D loại vì lúc này Pháp chỉ muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh bằng 1 thắng lợi quân sự.

Chọn: A

Câu 17

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 149.

Cách giải:

Cuối năm 1953, thực dân Pháp chọn Điện Biên Phủ để xây dựng thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương.

Chọn: D

Câu 18

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 152.

Cách giải:

Thắng lợi của chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 của quân dân Việt Nam đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava.

Chọn: A

Câu 19

Phương pháp: Suy luận.

Cách giải:

- Đáp án A loại vì Mĩ âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới là sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954. Mĩ không âm mưu biến Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới.

- Đáp án B loại vì việc Mĩ can thiệp ngày càng sâu vào cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương (1945 - 1954) của thực dân Pháp nhằm thực hiện mục tiêu về chiến lược là nắm quyền điều khiển chiến tranh Đông Dương.

- Đáp án D loại vì đây chỉ là lí do Mĩ đưa ra để thực hiện mưu đồ nắm quyền điều khiển chiến tranh Đông Dương.

Chọn: C

Câu 20

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 158.

Cách giải:

Một trong những âm mưu của Mỹ trong thời kì 1954-1975 là biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Nam Á.

Chọn: B

Câu 21

Phương pháp: Suy luận.

Cách giải:

- Đáp án A loại vì sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954, miền Nam chuyển từ đấu tranh vũ trang chống Pháp sang đấu tranh chính trị chống Mĩ – Diệm.

- Đáp án B loại vì đây là nhiệm vụ của miền Bắc.

- Đáp án C loại vì đến năm 1969 thì Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập.

- Đáp án D lựa chọn vì lúc này Mĩ dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm để thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài nước ta => miền Nam chịu ách thống trị của đế quốc và tay sai.

Chọn: D

Câu 22

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 168 – 169.

Cách giải:

Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) được tiến hành bằng quân đội tay sai dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ, dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ nhằm chống lại lực lượng cách mạng và nhân dân ta. => vai trò của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) là cố vấn chỉ huy.

Chọn: B

Câu 23

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 169.

Cách giải:

Mĩ và chính quyền Sài Gòn thực hiện thủ đoạn dồn dân lập “ấp chiến lược” nhằm tách đồng bào miền Nam ra khỏi lực lượng cách mạng.

Chọn: C

Câu 24

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 178.

Cách giải:

- Nội dung các đáp án A, B, C là âm mưu của Mĩ trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.

- Nội dung đáp án D không phải là âm mưu của Mĩ trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.

Chọn: D

Câu 25

Phương pháp: Phân tích các đáp án để đưa ra nhận xét và lựa chọn đáp án đúng.

Cách giải:

- Đáp án A loại vì quân đội Đồng minh không giữ vai trò chủ yếu.

- Đáp án B lựa chọn vì trong các chiến lược Chiến tranh này đều có sự viện trợ về kinh tế và quân sự của Mĩ.

- Đáp án C loại vì điều này chỉ đúng với chiến lược Chiến tranh đặc biệt.

- Đáp án D loại vì trong chiến lược Chiến tranh đặc biệt thì Mĩ không tham chiến.

Chọn: B

Câu 26

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 173.

Cách giải:

Âm mưu của Mỹ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ" (1965 – 1968) ở miền Nam Việt Nam là tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực để áp đảo quân chủ lực của ta, giành thế chủ động trên chiến trường.

Chọn: A

Câu 27

Phương pháp: Phân tích.

Cách giải:

- Đáp án A loại vì sau chiến thắng của chiến dịch Tây Nguyên thì Bộ Chính trị quyết định giải phóng sớm miên Nam trước mùa mưa năm 1975.

- Đáp án B lựa chọn vì sau Hiệp định Pari, tương quan lực lượng có lợi cho cách mạng miền Nam. Đây là 1 trong hai cơ sở để Bộ Chính trị đưa ra kế hoạch giải phóng miền Nam.

- Đáp án C, D loại vì hai sự kiện này thắng lợi không phải là cơ sở để Bộ chính trị Trung ương Đảng đưa ra kế hoạch giải phóng miền Nam.

Chọn: B

Câu 28

Phương pháp: Giải thích.

Cách giải:

- Đáp án A lựa chọn vì Mĩ xâm lược Việt Nam với âm mưu: chia cắt hai miền Nam - Bắc, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á. Chính vì thế, cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam thắng lợi đã giáng đòn mạnh vào âm mưu nô dịch của chủ nghĩa thực dân (Mĩ), cổ vũ và tác động đến phong trào giải phóng dân tộc của nhiều quốc gia trên thế giới. Đồng thời, nội bộ nước Mĩ trong quá trình diễn ra chiến tranh Việt Nam đã có sự chia rẽ sâu sắc do các phong trào chống chiến tranh xâm lược Việt Nam. => Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam thắng lợi là sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc.

- Đáp án B loại vì sự đối đầu giữa hai thế hệ thống xã hội đối lập chấm dứt khi CNXH ở Liên Xô và Đông Âu tan rã.

- Đáp án C loại vì sự căng thẳng trong quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu từ việc Mĩ phát động Chiến tranh lạnh. Việc Mĩ – Xô bắt đầu có những hoạt động hòa hoãn, thương lượng làm cho quan hệ quốc tế bớt căng thẳng chứ không phải do cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) của nhân dân Việt Nam.

- Đáp án D loại vì với thắng lợi của các cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu thì chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi 1 nước và trở thành 1 hệ thống trên thế giới. Lúc này, trên thế giới, chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất.

Chọn: A

Câu 29

Phương pháp: Phân tích, chứng minh.

Cách giải:

- Đáp án A loại vì Triều Tiên ở Đông Bắc Á.

- Đáp án B lựa chọn vì các cuộc chiến tranh này là hệ quả của Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động và đều có sự can thiệp của Mĩ.

- Đáp án C loại vì nêu chưa đầy đủ là sau cuộc chiến tranh nào. Bên cạnh đó, chiến tranh Triều Tiên không chứng tỏ thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai.

- Đáp án D loại vì Chiến tranh lạnh đã lan rộng và bao trùm toàn thế giới được đánh dấu bằng sự ra đời của NATO và VACSAVA.

Chọn: B

Câu 30

Phương pháp: So sánh, phân tích.

Cách giải:

- Đáp án A loại cách mạng Trung Quốc (1946 – 1949, đưa tới sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa), cách mạng Cuba và kháng chiến chống Mĩ ở Việt Nam chống lại chủ nghĩa thực dân mới.

- Đáp án B loại vì chủ nghĩa xã hội vượt ra khỏi phạm vi 1 nước đánh dấu bằng sự thắng lợi của các cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu.

- Đáp án C lựa chọn vì cách mạng Trung Quốc (1946 – 1949, đưa tới sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa), cách mạng Cuba và kháng chiến chống Mĩ ở Việt Nam thắng lợi đã góp phần đánh bại chủ nghĩa thực dân mới trên thế giới.

- Đáp án D loại vì mối quan hệ giữa hệ thống TBCN và XHCN chỉ hạ nhiệt khi Mĩ và Liên Xô bắt đầu hòa hoãn từ những năm 70 của thế kỉ XX.

Chọn: C

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved