Bài 1. Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông
Bài 2. Tỉ số lượng giác của góc nhọn
Bài 3. Bảng lượng giác
Bài 4. Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông
Bài 5. Ứng dụng thực tế các tỉ số lượng giác của góc nhọn. Thực hành ngoài trời
Ôn tập chương I. Hệ thức lượng trong tam giác vuông
Bài 1. Sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn
Bài 2. Đường kính và dây của đường tròn
Bài 3. Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây
Bài 4. Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn
Bài 5. Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn
Bài 6. Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau
Bài 7. Vị trí tương đối của hai đường tròn
Ôn tập chương II. Đường tròn
Đề bài
Cho tam giác ABC vuông tại C, trong đó AC = 0,9m, BC = 1,2 m. Tính các tỉ số lượng giác của góc B, từ đó suy ra các tỉ số lượng giác củ góc A.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
- Dùng định lí Pi-ta-go tính độ dài cạnh chưa biết của tam giác vuông.
- Áp dụng công thức tính tỉ số lượng giác của các góc trong tam giác vuông :
\(\sin \alpha = \dfrac{{cạnh\,\,đối}}{{cạnh\,\,huyền}}\) ;
\(\cos \alpha = \dfrac{{cạnh\,\,kề}}{{cạnh\,\,huyền}}\) ;
\(\tan \alpha = \dfrac{{cạnh\,\,đối}}{{cạnh\,\,kề}}\);
\(\cot \alpha = \dfrac{{cạnh\,\,kề}}{{cạnh\,\,đối}}\)
- Vận dụng kiến thức : Cho hai góc \(\alpha \) và \(\beta \) phụ nhau \(\left( {\alpha + \beta = {{90}^o}} \right)\).
Ta có: \(\sin \alpha = \cos \beta ;\,\,\cos \alpha = \sin \beta ;\)\(\,\tan \alpha = \cot \beta ;\,\,\cot \alpha = \tan \beta \)
Lời giải chi tiết
\(AC = 0,9m = 9dm;\)\(BC = 1,2m = 12dm\)
Trong tam giác vuông \(ABC\), theo định lí Pi-ta-go, ta có :
\(AB = \sqrt {{{12}^2} + {9^2}} = \sqrt {225} = 15\left( {dm} \right).\)
Do đó:
\(\sin B = \dfrac{{AC}}{{AB}} = \dfrac{9}{{15}} = \dfrac{3}{5},\) \(\cos B = \dfrac{{BC}}{{AB}} = \dfrac{{12}}{{15}} = \dfrac{4}{5},\)
\(\tan B = \dfrac{{AC}}{{BC}} = \dfrac{9}{{12}} = \dfrac{3}{4},\) \(\cot B = \dfrac{{BC}}{{AC}} = \dfrac{{12}}{9} = \dfrac{4}{3}\)
Vì \(\widehat A\) và \(\widehat B\) là hai góc phụ nhau nên :
\(\sin A = \cos B = \dfrac{4}{5},\) \(\cos A = \sin B = \dfrac{3}{5},\)
\(\tan A = \cot B = \dfrac{4}{5},\) \(\cot A = \tan B = \dfrac{3}{4}\).
Bài 10. Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm
Tải 30 đề kiểm tra giữa kì 2 Toán 9
TÀI LIỆU DẠY - HỌC HÓA 9 TẬP 2
Tiếng Anh 9 mới tập 1
Đề thi vào 10 môn Toán Nam Định