Đề bài
Trình bày ảnh hưởng của nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm lên đời sống sinh vật.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Mỗi nhân tố sinh thái có đều có bản chất riêng và sinh vật phản ứng lại tác động của các nhân tố sinh thái khác nhau là khác nhau. Thậm chí ngay đối với một nhân tố sinh thái, sự phản ứng của sinh vật còn tuỳ thuộc vào cường độ, phương thức tác động, thời gian tác động... của nhân tố sinh thái đó.
Lời giải chi tiết
- Về ảnh hưởng của nhiệt độ :
+ Nhìn chung, nhiệt độ thường xuyên ảnh hưởng đến các hoạt động sống của sinh vật và các loài sinh vật khác nhau phản ứng khác nhau đối với tác động của nhiệt độ.
Trong tự nhiên, đa số các loài sống được trong khoảng nhiệt độ 0 - 50°C. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng đến đời sống của sinh vật. Trong tự nhiên, có loài chỉ sống được ở nơi ấm áp, có loài chỉ sống được ở nơi giá lạnh.
Mỗi loài có một giới hạn sinh thái về nhiệt độ. Nhiệt độ thường xuyên ảnh hưởng đến sinh vật, đến các đặc điểm hình thái, sinh lí của chúng.
+ Ví dụ:
Với thực vật: ở vùng nóng, lá cây thường có tầng cutin dày để hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ lên cao; ở vùng ôn đới, cây thường rụng lá về mùa đông làm giảm tối đa diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và hạn chế sự thoát hơi nước.
Với động vật: Ở vùng nóng, thú thường có lông ngắn, thưa và kích thước tai và đuôi lớn. Còn ở vùng lạnh thì ngược lại, thú thường có lông dài, dày và kích thước tai và đuôi nhỏ.
+ Căn cứ vào sự phụ thuộc của nhiệt độ cơ thể với nhiệt độ môi trường, người ta chia sinh vật thành hai nhóm: sinh vật biến nhiệt (có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc nhiột độ môi trường) và sinh vật hằng nhiệt (có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc nhiệt độ môi trường).
- Về ảnh hưởng của ánh sáng:
+ Ánh sáng mặt trời là nguồn nhiệt quan trọng để sưởi ấm Trái Đất và là nguồn năng lượng cơ bản cho mọi hoạt động sống của sinh vật vì: cây xanh sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để quang hợp, tổng hợp chất hữu cơ cung cấp cho động vật và con người.
+ Ánh sáng ảnh hưởng đến các hoạt động sinh lí diễn ra trong cơ thể sinh vật, do đó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển và sinh sản cũng như sự phân bố của sinh vật.
Ví dụ: Thực vật có tính hướng sáng, ngọn và thân cây có xu hướng vươn lên về phía ánh sáng; cây mọc trong rừng thường có thân cao, ít cành và cành tập trung ở phần ngọn, còn những cây mọc ở nơi trống vắng, nhiéu sáng thì cây thấp, nhiều cành và tán rộng.
Ánh sáng giúp cho động vật nhận biết các vật và giúp chúng di chuyển trong không gian, có nhóm động vật hoạt động mạnh vào ban đêm nhưng ngược lại, có nhóm động vật hoạt động mạnh vào ban ngày...
+ Căn cứ vào khả năng thích nghi với điều kiện chiếu sáng mà thực vật được chia làm 2 nhóm: nhóm cây ưa sáng và nhóm cây ưa bóng. Hai nhóm cây này khác nhau về các đặc điểm như chiều cao thân, chiều rộng tán lá, độ lớn phiến lá, số lượng cành...
Động vật cũng được chia làm hai nhóm: nhóm động vật ưa sáng và nhóm động vật ưa tối. Hai nhóm này thích nghi với những điều kiện chiếu sáng khác nhau. Vì vậy một nhóm gồm những động vật hoạt động vào ban ngàv và nhóm kia gồm những động vật ưa hoạt động vào ban đêm hoặc sống trong hang, trong đất hay ở những vùng nước sâu.
- Về ảnn hưởng của độ ẩm:
+ Độ ẩm của không khí và đất ảnh hưởng nhiều đến sự sinh trưởng và phát triển sinh vật. Thực vật cũng như động vật mang nhiều đặc điểm thích nghi với những môi trường có độ ẩm khác nhau như ếch nhái có lớp da trân thích nghi với môi trường ẩm ướt, còn thằn lằn lại thích nghi với môi trường khô hạn vì có lớp vảy sừng hay xương rồng có thân cây mọng nước và lá biến thành gai đế có thể tồn tại được trên sa mạc...
+ Mỗi loài sinh vật đều có cho riêng mình một giới hạn chịu đựng về độ ẩm.
+ Căn cứ vào khả năng thích nghi với độ ẩm của môi trường mà thực vật được chia làm hai nhóm là thực vật ưa ẩm và thực vật chịu hạn, còn động vật được chia thành hai nhóm là động vật ưa ẩm và động vật ưa khô.
Bài 1
Đề thi vào 10 môn Văn Trà Vinh
SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
Bài 21
Bài 25