SBT VĂN 10 TẬP 1 KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

Giải bài tập 2 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 25 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5

Đọc lại đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Con gà rừng ăn lẫn với công,

Đắng cay chẳng có chịu được, ức!

Mà để láng giềng ai hay?

Bông bông dắt, bông bông díu,

Xa xa lắc, xa xa liu,

Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyện.

Chờ cho bông lúa chín vàng,

Để anh đi gặt, để nàng mang cơm.

Bông bông dắt, bông bông díu,

Xa xa lắc, xa xa liu,

Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyện.

(Xuý Vân giả dại, trích Kim Nham, Ngữ văn 10, tập một, tr. 129)

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5

Câu 1

Xác định dòng tâm trạng của nhân vật được thể hiện trong lời thoại. Dòng tâm trạng này có thuần nhất không? Dựa vào đâu để nhận xét như vậy?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ đoạn trích.

- Xác định dòng tâm trạng của nhân vật và đưa ra nhận xét.

Lời giải chi tiết:

Dòng tâm trạng của Xuý Vân được thể hiện qua lời thoại là: ấm ức → bất bình → nôn nao với ước mơ hạnh phúc → bất bình.

Rõ ràng, đây không phải là dòng tâm trạng thuần nhất vì có sự đan xen, pha trộn, thiếu rành mạch của nhiều cảm giác, cảm xúc khác nhau.

Trong ba dòng đầu, cảm giác ấm ức được thể hiện rõ, nhưng sang dòng thứ tư, lời hát trở nên nhẹ nhõm, bộc lộ niềm mơ ước sum vầy. Bỗng chốc, cảm giác nhẹ nhõm ấy bị cắt ngang với “Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyên”. Nhưng ngay lập tức, kí ức về một thời nhân vật còn nuôi hi vọng về cuộc sống vợ chồng hạnh phúc lại kéo đến, khiến lời hát vang lên âm điệu rộn ràng.

Cuối đoạn lời thoại, sự bất bình quay trở lại, như một ám ảnh không thôi của thực tại não nề.

Câu 2

Trong lời thoại, nỗi niềm nào của nhân vật được láy đi láy lại qua cách biểu đạt trực tiếp? Nỗi niềm ấy đã góp phần lí giải chuyện giả dại của Xuý Vân như thế nào?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ đoạn trích.

- Chú ý nỗi niềm được nhân vât láy đi láy lại và nêu tác dụng.

Lời giải chi tiết:

Trong lời thoại, nỗi ấm ức, bất bình của nhân vật được láy đi láy lại qua cách biểu đạt trực tiếp."Ức" rất có thể chỉ là một tiếng đệm, tạo tiết tấu cho lời hát, nhưng nhờ hoạt động liên tưởng của người đọc, nó còn có thể được hiểu như một tiếng (từ) thể hiện nỗi bực giận và sự đay nghiến của nhân vật đối với cảnh ngộ riêng. 

Nói chung, từ nỗi niềm đã phân tích trên của nhân vật, có thể thấy chuyện giả dại của Xuý Vân xuất phát từ một nguyên nhân sâu xa, rất đáng cảm thông, đó là sự mâu thuẫn giữa mong ước và thực tế. Chính thực tế cuộc sống tẻ nhạt đã khiến Xuý Vân nổi loạn. Rõ ràng, Xuý Vân không hoàn toàn là kẻ “gió trăng”, chỉ biết chạy theo ảo ảnh của tình yêu nhất thời.

Câu 3

Phân tích ý nghĩa ẩn dụ của câu: “Con gà rừng ăn lẫn với công".

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học để phân tích nghĩa ẩn dụ của câu.

Lời giải chi tiết:

Câu “Con gà rừng ăn lẫn với công” mang ý nghĩa ẩn dụ, chỉ tình trạng lạc lõng, khó dung hoà với xung quanh của nhân vật, tương tự sự lạc lõng của một con công (đẹp) đơn lẻ giữa bầy gà rừng (tầm thường) hoặc ngược lại, như một con gà rừng giữa bầy công. (Ở đây, điều quan trọng mà tác giả dân gian muốn nhấn mạnh là tương quan khập khiễng giữa các đối tượng chứ không phải ví Xuý Vân xinh đẹp, lộng lẫy như con chim công.).

Câu 4

Phân tích khả năng gợi tả, gợi cảm của câu “Bông bông dắt, bông bông díu" được nhắc đến hai lần trong lời thoại.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học để phân tích khả năng gợi tả, gợi cảm của câu.

Lời giải chi tiết:

Câu “Bông bông dắt, bông bông díu” được nhắc đến hai lần trong lời thoại của Xuý Vân. Xét câu này trong trình trạng cô lập, dễ cho rằng nó vô nghĩa. Nhưng đặt nó vào mạch lời thoại – lời hát, dễ thấy những từ ngữ trong đó có liên hệ với cụm từ “bông lúa chín vàng”.

Theo đó, cả câu có thể gợi lên hình ảnh những bông lúa vàng hay những cánh hoa, bông hoa đồng nội vương trên tóc hoặc được cài lên tóc nhân vật. Do việc lặp từ, câu “Bông bông dắt, bông bông díu" còn gợi lên cảm xúc náo nức, tươi vui, phù hợp với thoáng chốc mơ tưởng của Xuý Vân về cảnh “Chờ cho bông lúa chín vàng,/ Để anh đi gặt, để nàng mang cơm.” (Nếu được xem các diễn viên sắm vai Xuý Vân hát những lời này trên sân khấu, có thể thấy điều đã phân tích ở trên là có cơ sở.).

Câu 5

Vì sao đoạn lời thoại này trong lớp chèo Xuý Vân giả dại được nhìn nhận như một điệu hát chèo có thể đưa ra trình diễn độc lập?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã được học để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Đoạn lời thoại này trong lớp chèo Xuý Vân giả dại vẫn được nhìn nhận như một điệu hát chèo có thể đưa ra trình diễn độc lập, gọi là điệu con gà rừng. Cơ sở của việc nhìn nhận này là đoạn lời thoại đã thâu tóm được tinh thần, đặc điểm của những cảm xúc ấm ức, bất bình có tính phổ biến, không chỉ phù hợp với riêng cảnh ngộ của Xuý Vân mà còn với nhiều người khác (nhất là những người phụ nữ trong xã hội xưa). Trong lớp chèo Xuý Vân giả dại, đoạn lời thoại từ “Tôi kêu đò, đò nọ không thưa” đến “Ai ơi giữ lấy đạo hằng chớ quên” cũng được nhìn nhận tương tự khiến nó trở thành điệu quá giang trong chèo cổ.

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved