Câu 1
a. Khi muốn mượn bạn cái bút, em có thể chọn những cách nói nào?
a1. Cho mượn cái bút!
a2. Lan ơi, cho tớ mượn cái bút!
a3. Lan ơi, cậu có thê cho tớ mượn cái bút được không?
b. Khi muốn hỏi giờ một người lớn tuổi, em có thể chọn những cách nói nào?
b1. Mấy giờ rồi?
b2. Bác ơi, mấy giờ rồi ạ?
b3. Bác ơi, bác làm ơn cho cháu biết mấy giờ rồi!
b4. Bác ơi, bác xem giùm cháu mấy giờ rồi ạ!
Phương pháp giải:
Em hãy tìm những cách nói thể hiện thái độ lịch sự, tế nhị.
Lời giải chi tiết:
a) Khi muốn mượn bạn cái bút, em có thể chọn những cách nói:
a2. Lan ơi, cho tớ mượn cái bút!
a3. Lan ơi, cậu có thể cho tớ mượn cái bút được không?
b) Khi muốn hỏi giờ một người lớn tuổi, em có thể chọn những cách nói:
b3. Bác ơi, bác làm ơn cho cháu biết mấy giờ rồi!
b4. Bác ơi, bác xem giùm cháu mấy giờ rồi ạ!
Câu 2
Trong từng cặp câu khiến dưới đây, câu nào giữ được phép lịch sự, câu nào không giữ được phép lịch sự? Vì sao?
a. - Lan ơi, cho tớ về với!
- Cho đi nhờ một cái!
b. - Chiều nay, chị đón em nhé!
- Chiều nay, chị phải đón em đây!
c. - Đừng có mà nói như thế!
- Theo tớ, cậu không nên nói như thế!
d. - Mở hộ cháu cái cửa!
- Bác mở giúp cháu cái cửa này với!
Phương pháp giải:
Em chú ý xem những câu nào có sử dụng từ xưng hô để thưa gửi, câu nào nói trống không hoặc thể hiện không lễ phép với người trên.
Lời giải chi tiết:
a. - Lan ơi, cho tớ về với! => Câu giữ được phép lịch sự (có từ xưng hô, quan hệ thân mật)
- Cho đi nhờ một cái! => Câu không giữ phép lịch sự (không có từ xưng hô, nói trống không)
b. - Chiều nay, chị đón em nhé! => Câu giữ được phép lịch sự (có từ xưng hô, thể hiện tình cảm thân mật)
- Chiều nay, chị phải đón em đây! => Câu không giữ phép lịch sự (câu nhờ cậy mà như ra lệnh)
c. - Đừng có mà nói như thế! => Câu không giữ phép lịch sự (không có từ xưng hô, nói cộc lốc)
- Theo tớ, cậu không nên nói như thế! => Câu giữ được phép lịch sự (khuyên nhủ nhẹ nhàng)
d. - Mở hộ cháu cái cửa! => Câu không giữ phép lịch sự (không lịch sự, thiếu từ xưng hô, như ra lệnh)
- Bác mở giúp cháu cái cửa này với! => Câu giữ được phép lịch sự (xưng hô, nhờ cậy lịch sự lễ phép)
Câu 3
Đặt câu khiến phù hợp với các tình huống sau và chép vào vở:
a. Em nói với bố (mẹ) để xin bố (mẹ) cho tiền mua một quyến sổ ghi chép.
b. Em đi học về, nhà em không có ai ở nhà. Em xin bác hàng xóm cho ngồi nhờ để chờ bố mẹ về.
Phương pháp giải:
Hai trường hợp này đều là nói với người lớn tuổi nên em chú ý đặt câu khiến thể hiện được sự lễ phép.
Lời giải chi tiết:
a. Em nói với bố (mẹ) để xin bố (mẹ) cho tiền mua một quyến sổ ghi chép.
- Mẹ ơi, mẹ cho con tiền để mua một quyển sổ ghi chép nhé!
- Bố ơi, sổ ghi chép của con hết rồi ạ, bố cho con tiền mua quyển mới nhé!
b. Em đi học về, nhà em không có ai ở nhà. Em xin bác hàng xóm cho ngồi nhờ để chờ bố mẹ về.
- Bác ơi! Bác cho con ngồi nhờ đây một lúc để chờ bố mẹ được không ạ!
- Bác ơi! Bác có thể cho con ngồi nhờ đây một tí được không ạ?
câu 4
a) Nghe thầy cô đọc và viết vào vở:
Ai đã nghĩ ra các số 1, 2, 3, 4,...?
Người ta gọi các chữ số 1, 2, 3, 4,…. là chữ số A-rập vì cho rằng chúng do người A-rập nghĩ ra. Sự thực thì không phải như vậy.
Vào năm 750, một nhà thiên văn học Ấn Độ đã đến thăm Bát-đa. Ông mang theo một bảng thiên văn do người Ấn Độ làm ra để dâng tặng quốc vương đang trị vì. Các chữ số Ấn Độ 1, 2, 3, 4,… dùng trong bảng đó đã được người A-rập nhanh chóng tiếp thu và về sau được truyền bá rộng rãi.
(Theo báo Thiếu niên tiền phong)
b) Đổi bài với bạn để soát và sửa lỗi.
Câu 5
Chọn a hoặc b:
a. Ghép âm đầu tr, ch với vần đã cho và dấu thanh thích hợp để tạo thành từ có một tiếng:
b. Ghép âm đầu đã cho với vần êt, êch và dấu thanh thích hợp để tạo thành từ có một tiếng:
Phương pháp giải:
Em làm theo yêu cầu của bài tập.
Lời giải chi tiết:
a. Ghép âm đầu tr, ch với vần đã cho và dấu thanh thích hợp để tạo thành từ có một tiếng:
b. Ghép âm đầu đã cho với vần êt, êch và dấu thanh thích hợp để tạo thành từ có một tiếng:
Câu 6
a) Đặt câu với một trong những từ em tạo được ở hoạt động 5 (chọn mục a hoặc mục b)
b) chép vào vở câu em đặt được.
Phương pháp giải:
Em làm theo yêu cầu của bài tập, đặt câu đúng cấu trúc ngữ pháp và đúng với yêu cầu của đề bài.
Lời giải chi tiết:
- Con mèo em chăm bấy lâu nay đã chết do bị bệnh.
- Con trâu là đầu cơ nghiệp của những người nông dân
- Chị em làm việc ở nhà máy dệt gần nhà
- Chân là một trong những bộ phận quan trọng của con người
- Chiếc bàn này bị lệch sang trái so với cả dãy bàn.
- .....
Câu 7
a) Tìm những tiếng thích hợp có thể điền vào mỗi chỗ trống để hoàn chỉnh mẩu chuyện “Trí nhớ tốt” dưới đây. Biết rằng, các ô số 1 chứa tiếng có âm đầu là tr hoặc ch, còn các ô số 2 chứa tiếng có vần là êt hoặc êch.
Trí nhớ tốt
Sơn vừa ...(2) mắt nhìn lên tầm bản đồ vừa nghe chị Hương kể chuyện Cô-lôm-bô tìm ra ...(1) Mĩ. Chị Hương say sưa kể rồi ...(2) thúc:
- Chuyện này đã xảy ra từ 500 năm trước.
Nghe vậy, Sơn bỗng ...(2) mặt ra rồi ...(1) trồ:
- Sao mà chị có...(1) nhớ tốt thế?
b) Chép các từ có tiếng em vừa tìm được vào vở.
Phương pháp giải:
Em chú ý rằng:
- Ô số (1) chứa tiếng có âm đầu là tr hoặc ch
- Ô số (2) chứa tiếng có âm đầu là êt hoặc êch
Lời giải chi tiết:
Trí nhớ tốt
Sơn vừa hếch mắt nhìn lên tầm bản đồ vừa nghe chị Hương kể chuyện Cô-lôm-bô tìm ra châu Mỹ. Chị Hương say sưa kể rồi kết thúc:
- Chuyện này đã xảy ra từ 500 năm trước.
Nghe vậy, Sơn bỗng nghệt mặt ra rồi trầm trồ:
- Sao mà chị có trí nhớ tốt thế?
Học kỳ 1 - SBT Family and Friends 4
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 4
VBT TOÁN 4 - TẬP 2
Chủ đề 2. Năng lượng
Unit 20. What are you going to do this summer?
SGK Tiếng Việt Lớp 4
VBT Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
SGK Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
VBT Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 4
Vở bài tập Tiếng Việt Lớp 4
Văn mẫu Lớp 4
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt Lớp 4
Ôn tập hè Tiếng Việt Lớp 4