PHẦN HAI: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
PHẦN HAI: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

Lý thuyết Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ Cách mạng (1917-1921)

I. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1907

1. Tình hình nước Nga trước cách mạng

a, Về chính trị

- Đầu thế kỉ XX, Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng

- Năm 1914, Nga hoàng đã đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc, gây nên hậu quả kinh tế - xã hội nghiêm trọng.

b, Về kinh tế: lạc hậu, kiệt quệ vì chiến tranh, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi, công nghiệp, nông nghiệp đình đốn.

c, Về xã hội:

- Đời sống của nông dân, công nhân, các dân tộc trong đế quốc Nga vô cùng cực khổ.

- Phong trào phản đối chiến tranh đòi lật đổ Nga hoàng diễn ra khắp nơi.

=> Chính phủ Nga hoàng ngày càng tỏ ra bất lực, không còn khả năng tiếp tục thống trị như cũ được nữa. Nước Nga tiến sát tới một cuộc cách mạng.

2. Từ Cách mạng tháng Hai đến Cách mạng tháng Mười

a, Cách mạng dân chủ tư sản tháng 2/1917

Sự kiện mở đầu cuộc cách mạng dân chủ tư sản Nga: Ngày 23/2/1917, cách mạng bùng nổ bằng cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân ở Pê-tơ-rô-gơ-rát.

- Phong trào nhanh chóng chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang.

Lãnh đạo: Đảng Bôn-sê-vích

Lực lượng tham gia: công nhân, binh lính, nông dân.

Kết quả:

+ Chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng bị lật đổ.

+ Xô viết đại biểu công nhân và binh lính được thành lập (tháng 3/1917 toàn nước Nga có 555 Xô viết)

+ Cùng thời gian giai cấp tư sản cũng thành lập Chính phủ lâm thời.

+ Nga trở thành nước Cộng Hoà

Tính chất: Cách mạng tháng 2/1917 ở Nga là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới là cuộc cách mạng làm nhiệm vụ của cách mạng dân chủ tư sản do giai cấp vô sản lãnh đạo, sau khi thắng lợi sẽ chuyển lên cách mạng Xã hội chủ nghĩa.

- Sau Cách mạng tháng Hai, Nga tồn tại 2 chính quyền song song:

+ Chính phủ lâm thời (tư sản).

+ Xô viết đại biểu (vô sản).

b, Cách mạng tháng Mười Nga 1917

* Hoàn cảnh

- Sau Cách mạng tháng Hai, Nga tồn tại 2 chính quyền song song. Hai chính quyền đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau nên không thể cùng tồn tại lâu dài.

- Trước tình hình đó, Lê-nin và Đảng Bônsêvích đã xác định cách mạng Nga là chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng Xã hội chủ nghĩa (lật đổ chính quyền tư sản lâm thời).

- Đầu tháng 10/1917, không khí cách mạng bao trùm cả nước. Lê-nin đã về nước trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

* Diễn biến khởi nghĩa

- Tháng 4/1917: Lê-nin đã thông qua Đảng Bôn-sê-vích bản Luận cương tháng 4 chỉ ra mục tiêu đường lối tiếp theo của cách mạng Nga là chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.

- Đêm 24/10/1917: bắt đầu khởi nghĩa.

- Đêm 25/10:  tấn công cung điện Mùa Đông, bắt giữ các bộ trưởng của Chính phủ tư sản.

=> Khởi nghĩa Pêtơrôgrát giành thắng lợi.

-  Ngày 3/1/1918: chính quyền Xô viết giành thắng lợi trên khắp nước Nga rộng lớn.

* Tính chất: Cách mạng tháng Mười mang tính chất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa

 II. Cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô- Viết

1. Xây dựng chính quyền Xô viết

Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai (25/10/1917)

- Đêm 25/10/1917, chính quyền Xô viết được thành lập do Lê-nin đứng đầu.

- Nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền Xô viết:

+ Đập tan bộ máy Nhà nước cũ của giai cấp tư sản và địa chủ.

+ Xây dựng bộ máy Nhà nước mới của nhân dân lao động.

- Biện pháp thực hiện nhiệm vụ cách mạng:

+ Thông qua: ”Sắc lệnh hòa bình” và “Sắc lệnh ruộng đất”.

+ Xóa bỏ những tàn tích phong kiến, xoá bỏ chế độ đẳng cấp và đặc quyền của giáo hội.

+ Thực hiện nam nữ bình quyền, các dân tộc có quyền bình đẳng và quyền tự quyết.

+ Thành lập Hồng quân để bảo vệ chính quyền cách mạng.

+ Quốc hữu hóa các nhà máy xí nghiệp của giai cấp tư sản, thành lập Hội đồng kinh tế quốc dân tối cao để xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.

=> Nhận xét: Các chính sách của Chính quyền Xô viết đã đem lại lợi ích và bảo vệ quyền lợi cho nhân dân lao động; Thể hiện tính ưu việt tiến bộ của một chính quyền mới, chính quyền của dân, do dân, vì dân.

2. Bảo vệ chính quyền Xô viết

a) Bối cảnh lịch sử:

- Cuối năm 1918, quân đội 14 nước đế quốc cấu kết với các lực lượng phản cách mạng trong nước mở cuộc tấn công nhằm tiêu diệt nước Nga Xô viết.

Áp phích năm 1920 - "Bạn đã ghi tên tình nguyện chưa?" - Kêu gọi

thanh niên nhập ngũ bảo vệ đất nước

b) Chủ trương, chính sách của chính quyền Xô viết: thực hiện chính sách “Cộng sản thời chiến”.

* Nội dung của chính sách cộng sản thời chiến:

- Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp.

- Trưng thu lương thực thừa của nông dân.

- Thi hành chế độ cưỡng bức lao động.

=> Tác dụng của chính sách Cộng sản thời chiến: động viên tối đa nguồn của cải nhân lực của đất nước, tạo nên sức mạnh tổng hợp, đến cuối năm 1920 Nga đẩy lùi sự can thiệp của các nước đế quốc, bảo vệ chính quyền non trẻ.

III. Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga
1. Trong nước

- Đập tan ách áp bức, bóc lột của phong kiến, tư sản, giải phóng công nhân và nhân dân lao động.

- Đưa công nhân và nông dân làm chủ đất nước và vận mệnh của mình, xây dựng chủ nghĩa xã hội.

2. Với thế giới

- Làm thay đổi cục diện thế giới.

- Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới.

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved