1. Đọc hiểu văn bản: Tác gia Nguyễn Du
2. Đọc hiểu văn bản: Trao duyên (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
3. Đọc hiểu văn bản: Độc Tiểu Thanh kí (Đọc truyện về nàng Tiểu Thanh - Nguyễn Du)
4. Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ lặp cấu trúc, biện pháp tu từ đối
5. Viết: Viết văn bản thuyết minh về một tác phẩm văn học
6. Nói và nghe: Giới thiệu về một tác phẩm văn học
7. Củng cố, mở rộng trang 28
8. Thực hành đọc: Chí khí anh hùng (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
9. Thực hành đọc: Mộng đắc thái liên (Mơ đi hái sen - Nguyễn Du)
1. Đọc hiểu văn bản: Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Trích - Hoàng Phủ Ngọc Tường)
2. Đọc hiểu văn bản: "Và tôi vẫn muốn mẹ..."
3. Đọc hiểu văn bản: Cà Mau quê xứ
4. Thực hành tiếng Việt: Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng (tiếp theo)
5. Viết: Viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội
6. Nói và nghe: Thảo luận, tranh luận về một vấn đề trong đời sống
7. Củng cố, mở rộng trang 59
8. Thực hành đọc: Cây diêm cuối cùng
1. Đọc hiểu văn bản: Nữ phóng viên đầu tiên (Trần Nhật Vy)
2. Đọc hiểu văn bản: Trí thông minh nhân tạo (Trích 50 ý tưởng về tương lai - Ri-sát Oát-xơn - Richard Watson)
3. Đọc hiểu văn bản: Pa-ra-lim-pích (Paralympic): Một lịch sử chữa lành những vết thương (Huy Đăng)
4. Thực hành tiếng Việt: Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ
5. Viết: Viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên
6. Nói và nghe: Tranh biện về một vấn đề trong đời sống
7. Củng cố, mở rộng trang 88
8. Thực hành đọc: Ca nhạc ở Miệt Vườn (Trích Văn minh Miệt Vườn - Sơn Nam)
1. Đọc hiểu văn bản: Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ)
2. Đọc hiểu văn bản: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)
3. Đọc hiểu văn bản: Cộng đồng và cá thể (Trích Thế giới như tôi thấy - An-be Anh-xtanh - Albert Einstein)
4. Thực hành tiếng Việt: Cách giải thích nghĩa của từ
5. Viết: Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật
6. Nói và nghe: Giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật (tiếp theo)
7. Củng cố, mở rộng trang 119
8. Thực hành đọc: "Làm việc" cũng là "làm người"!
Nội dung câu hỏi:
Thuyết minh về hiện tượng chặt phá rừng bừa bãi.
Phương pháp giải:
Dựa vào những kiến thức đã tích lũy để thuyết minh về hiện tượng chặt phá rừng bừa bãi.
Lời giải chi tiết:
Khi rừng không còn tồn tại trên trái đất, trái đất sẽ khô cứng và lạnh lẽo biết nhường nào! Khi ấy, con người sẽ chết dần chết mòn khi đối diện với những tòa nhà đồ sộ nhưng không có sự sống. Dẫu cho lúc đó có vàng bạc chất đống, con người cũng sẽ tiếc nuối những ngày tháng tươi đẹp đã qua, những ngày tháng mà cuộc sống gắn liền với màu xanh tươi, môi trường trong lành.
Ở Việt Nam cũng như trên thế giới hiện nay, tình trạng phá rừng đang ở mức độ báo động đỏ. Hiện nay vẫn còn những kẻ phá rừng một cách vô ý thức, mặc dù rằng họ biết phá rừng là sai, nhưng cái sai đó ở mức độ như thế nào thì có lẽ họ chưa rõ. Thật ra, cái sai ấy rất nghiêm trọng. Họ có biết đâu rằng tàn phá rừng là sự thắt cổ mình vì sự tàn phá ấy chính là sự tàn phá môi trường sinh thái.
Rừng từ xưa đến nay luôn luôn là người bạn tốt, trung thành, tận tụy phục vụ cho con người và không có gì nguy hiểm hơn khi mất rừng.
Rừng luôn luôn gắn liền với sinh hoạt con người. Vì xung quanh ta, bao giờ cũng tồn tại sự có mặt của rừng. Vì xung quanh ta, từ một căn biệt thự nguy nga cho đến một cây thước, đôi đũa bạn cầm trên tay đều là của rừng. Rừng còn là kho thuốc vô tận mà thiên nhiên ban phát cho con người.
Không những thế, rừng còn là một nhà máy lọc không khí tối tân nhất mà không một nhà máy nào trên thế giới sánh kịp. Rừng trao đổi dưỡng khí cho con người, cho chúng ta kho thuốc quý. Rừng chống sa mạc hóa, cản sự xói mòn đất. Rừng còn là nơi giải trí lí tưởng cho con người.
Thật không thể nào kể hết ích lợi của rừng với con người. Thế nhưng, con người đã trả công cho rừng bằng hành động tàn phá rừng một cách thô bạo. Tại sao chúng ta không thể nghĩ đến những nguy hiểm, tác hại khi mất rừng?
Khi rừng không còn tồn tại trên trái đất, trái đất sẽ khô cứng và lạnh lẽo biết nhường nào! Khi ấy, con người sẽ chết dần chết mòn khi đối diện với những tòa nhà đồ sộ nhưng không có sự sống. Dẫu cho lúc đó có vàng bạc chất đống, con người cũng sẽ tiếc nuối những ngày tháng tươi đẹp đã qua, những ngày tháng mà cuộc sống gắn liền với màu xanh tươi, môi trường trong lành. Đến lúc ấy, sa mạc hóa sẽ diễn ra khắp nơi. Những tác hại mà trước kia ta không để ý tới, giờ đây trở thành thảm nạn, hạn hán khắp nơi, lũ lụt xảy ra liên tiếp. Thêm nữa là thú rừng không còn nơi sinh sống sẽ tràn xuống đồng bằng gây biết bao nhiêu tai họa. Nhân loại sẽ kiệt quệ với bầu không khí ô nhiễm nghiêm trọng. Con người sẽ chỉ còn chia nhau từng hớp không khí trong lành mà tiếc nuối, xót xa..
Rõ ràng việc đốt rừng kéo theo nhiều hậu quả không lường được: nhiệt độ trái đất thêm nóng, bụi khói phủ nhiều nước. Từ đó những chứng bệnh trầm trọng phát sinh. Đúng là con người – có thể vô tình hoặc vì lợi ích cục bộ, trước mắt mà tàn phá rừng, đốt rừng – sẽ tự thắt cổ mình. Sai lầm ấy phải trả giá rất đắt, cho chính bản thân người phá rừng và cho cả cộng đồng. Ấy thế mà tốc độ tiêu diệt rừng càng nhanh trên phạm vi thế giới, cảnh cháy rừng khủng khiếp ở Inđônêxia, ở Cà Mau… vừa qua là một bằng chứng hiển nhiên, tác động xấu đến nhiều nước trong vùng Đông Nam Á. Chẳng mấy chốc, rừng xanh biến mất! Biết bao cây quý, thú hiếm sẽ tuyệt chủng! Lẽ nào ta tự thắt cổ mình? Lẽ nào vì lợi nhỏ mà bỏ ích lớn. Hãy dừng cưa, dừng rìu hạ những cây cổ thụ phải hàng trăm năm mới có được. Hãy thận trọng khi cầm mồi lửa giữa rừng. Hãy trồng thêm cây, gây thêm rừng hay vì diệt cây rừng bừa bãi. Giữ lấy rừng, không phải cho hiện tại, mà cho các thế hệ tương lai nữa. Thực tế đã chứng minh rằng muốn có một cánh rừng, phải cần nhiều năm. Trong khi đó, phá hoại một khu rừng chỉ cần một thời gian ngắn. Điều đó buộc lương tâm mọi người phải thức tỉnh và hành động. Hội nghị thượng đỉnh quốc tế tại Braxin chỉ để bàn về một vấn đề duy nhất cấp bách: nạn phá rừng và việc bảo vệ rừng. Liên Hiệp Quốc cũng đã phát động, tuyên truyền việc giữ những cánh rừng. Ở một số nước, hàng ngàn người xuống đường biểu tình đòi bảo vệ rừng như bảo vệ sự sống còn của hành tinh này.
Ở nước ta, rừng nguyên sinh Cúc Phương, rừng Nam Cát Tiên, rừng Tràm Chim…. là những khu rừng rất quý. Nhà nước đã có pháp lệnh bảo vệ rừng nhưng đó đây cây xanh vẫn bị hạ, rừng vẫn bị cháy vì một số kẻ muốn mau giàu bằng cách bất chính. Phải chăng những cơn lũ lụt ở Lai Châu, ở đồng bằng sông Cửu Long, và gần đây nhất là ở các tỉnh miền Trung… cũng do phần quan trọng là rừng đã và đang bị phá, bị mất dạng, cần kiên quyết hơn với những hành động tàn phá rừng.
Thơ duyên - Xuân Diệu
Chương VI. Động cơ đốt trong
Unit 12: The Asian Games - Đại hội thể thao Châu Á
Bài 3. Phòng chống tệ nạn xã hội ở Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Vật lí lớp 11
Soạn văn chi tiết Lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn văn siêu ngắn Lớp 11
Tác giả - Tác phẩm Lớp 11
Văn mẫu Lớp 11