Nội dung câu hỏi:
Nếu là người nghe nội dung giới thiệu ấy, bạn cần làm gì để nắm bắt nội dung và quan điểm của người nói: Liệt kê một số nội dung và mẫu câu mà bạn có thể sử dụng để nhận xét, đánh giá và đặt câu hỏi về bài trình bày đó.
Phương pháp giải:
Dựa vào những kiến thức đã học để chỉ ra một số nội dung, mẫu câu để nhận xét đánh giá, đặt câu hỏi về bài trình bày.
Lời giải chi tiết:
Nếu là người nghe nội dung giới thiệu ấy, để nắm bắt nội dung và quan điểm của người nói chúng ta cần:
- Trước khi nghe một bài thuyết trình, bạn nên:
+ Tìm hiểu trong sách, báo, Internet về đề tài của bài thuyết trình.
+ Suy nghĩ về những gì bạn đã biết và muốn biết thêm về đề tài của bài thuyết trình. Chuẩn bị bút, giấy để ghi chép.
+ Tìm vị trí thích hợp để có thể theo dõi và tương tác tốt với người thuyết trình.
- Trong khi nghe thuyết trình, bạn nên:
+ Tập trung lắng nghe nội dung thuyết trình để hiểu quan điểm của người nói.
+ Tìm kiếm những dấu hiệu ngôn ngữ để nắm bắt nội dung chính của bài thuyết trình và quan điểm của người nói:
● Các kiểu câu như: Vấn đề thứ nhất là....; Quan điểm của tôi là...; Tôi nghĩ... Theo tôi...
● Những nội dung mà người nói nhấn mạnh, nói chậm hoặc kết hợp với phương tiện phi ngôn ngữ.
+ Quan sát gương mặt, thái độ, cử chỉ, ánh mắt lắng nghe giọng điệu của người thuyết trình để hiểu quan điểm của họ.
+ Dùng các từ khoá, cụm từ, sơ đồ dàn ý,... để ghi chép thông tin chính của bài thuyết trình (tham khảo mẫu ghi chép ở sách giáo khoa lớp 10, Bài 6. Nâng niu kỉ niệm, Ngữ văn 10, tập hai). Lưu ý sắp xếp thông tin nghe được theo một trật tự logic để hiểu hơn về ý nghĩa của thông tin.
+ Đánh dấu những nội dung chính, thông tin quan trọng, thú vị bằng bút màu, gạch chân, dấu sao (*),...
+ Ghi chú những điểm mới mẻ, thú vị về nội dung thuyết trình và cách thức thuyết trình (giọng nói, phong cách, các ví dụ, hình ảnh,...).
+ Ghi những câu hỏi mà bạn muốn trao đổi với người thuyết trình.
- Dùng kĩ thuật PMI (Plus, Minus, Interesting) để nhận xét, đánh giá về nội dung và cách thuyết trình, cụ thể là:
+ Nếu và khẳng định những điểm tích cực của bài thuyết trình (P): Bài thuyết trình của bạn đã đem đến cho tôi cách nhìn mới về vấn đề...; Bằng những ví dụ cụ thể, cách trình bày rõ ràng, bạn đã giúp tôi hiểu rõ vấn đề...
+ Nêu một hoặc hai điểm hạn chế hoặc cần trao đổi thêm (M) với giọng điệu mềm mỏng, bằng cách đặt câu hỏi: Tôi không hoàn toàn đồng ý với quan điểm của bạn, tôi cho là ... vì những lí do sau...; Tôi nghĩ rằng, bài thuyết trình của bạn sẽ thú vị hơn nếu... Bạn có thể giúp tôi làm rõ vấn đề... hay không?
+ Khẳng định sự thú vị của bài thuyết trình (I). Mặc dù còn một vài điểm như trên nhưng có thể nói, bài thuyết trình của bạn rất ấn tượng...; Tôi học được cách trình bày hấp dẫn, thu hút của bạn...
Chuyên đề 1: Dinh dưỡng khoáng - Tăng năng suất cây trồng và nông nghiệp sạch
Chuyên đề 1: Phân bón
Chủ đề 1. Giới thiệu chung về chăn nuôi
Chương 2. Cảm ứng ở sinh vật
Chuyên đề 11.1: Một số vấn đề về khu vực Đông Nam Á
Soạn văn chi tiết Lớp 11
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn văn siêu ngắn Lớp 11
Tác giả - Tác phẩm Lớp 11
Văn mẫu Lớp 11