logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Các loại bảng tuần hoàn hóa học - Những dạng bảng quái lạ nhất

Admin FQA

10/05/2023, 16:51

5206

Mendeleev là nhà hóa học để nghiên cứu ra bảng tuần hoàn hóa học tạo nên móng phát triển cho bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sử dụng phổ biến rộng rãi hiện nay. Tuy nhiên, các em có biết rằng có rất nhiều các loại bảng tuần hoàn hóa học với hình dạng vô cùng quái dị và cực kỳ thú vị không? Cùng tìm hiểu về chủ đề khá hay và hấp dẫn liên quan đến hóa học này với chia sẻ của Admin trong bài viết dưới đây nhé!

Bảng tuần hoàn hóa học nguyên bản là một trong các loại bảng tuần hoàn có đầy đủ các nguyên tố hóa học. So với bảng tuần hoàn hóa học của Mendeleev thì phiên bản này có nhiều nguyên tố hơn. Nó có thêm các nguyên tố hóa học như: nihonium (Nh), moscovium (Mc), tennessine (Ts), và oganesson (Og) được thêm vào hàng thứ bảy trong bảng tuần hoàn.

Bảng tuần hoàn hóa học này được sắp xếp các nguyên tố hóa học theo số nguyên tử của các nguyên tố. Ngoài ra nó còn được sắp xếp dựa vào 1 phần trên các đặc tính hóa học của các nguyên tố đó.

Loại bảng tuần hoàn hóa học nguyên bản

Một dạng bảng tuần hoàn hóa học cực ấn tượng được phát triển bởi Valery Tsimmerman vào năm 2006 có hình dạng tòa tháp. Hình dạng này khá giống với hình kim tự tháp của bảng tuần hoàn được kỹ sư, nhà sinh học Charles Janet từng công bố.

Bảng tuần hoàn ADOMAH được Valery Tsimmerman tiến hành sắp xếp các nguyên tố hóa học dựa vào 4 số lượng tử của electron. Số 4 được ông sử dụng dùng để mô tả về vị trí và sự chuyển động của các electron trong nguyên tử. Điều này thay thế cho việc sắp xếp các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn theo số nguyên tử.

Loại bảng tuần hoàn ADOMAH hình tòa tháp của Valery Tsimmerman

Bảng tuần hoàn hóa học hình vòng xoáy của Theodor Benfey được công bố vào năm 1964. Nó cũng là một trong các loại bảng tuần hoàn hóa học có hình dạng độc lạ nhất thế giới. Bảng tuần hoàn này lấy nguyên tố Hidro làm trung tâm, sau đó thực hiện sắp xếp các nguyên tố khác theo thứ tự tăng dần của số nguyên tử theo hình vòng xoáy. 

Bảng tuần hoàn hóa học hình vòng xoáy của Theodor Benfey cũng đã được ông bỏ trống một số vị trí cho những nguyên tố chưa được phát hiện ra. Cách sắp xếp này khá thú vị nhưng lại khó quan sát cho học sinh trong quá trình sử dụng.

Loại bảng tuần hoàn hóa học hình vòng xoáy của Theodor Benfey

Bảng tuần hoàn hóa học hình đường xoắn Telua hay còn được gọi là đinh vít Telua là một dạng bảng tuần hoàn được phát triển bởi nhà địa chất học người Pháp - Alexandre-Emile Béguyer de Chancourtois. Nó công bố vào năm 1862, sắp xếp các nguyên tố theo khối lượng nguyên tử tăng dần. Theo các sắp xếp này, các nguyên tố có tính chất tương tự nhau, được nhà khoa học sắp xếp với một khoảng cách khá đều nhau.

Loại bảng tuần hoàn hóa học dạng đường xoắn Telua của Alexandre-Emile Béguyer de Chancourtois

Một trong các loại bảng tuần hoàn hóa học có hình dạng cực đẹp chính là bảng tuần hoàn dạng dải băng cầu vồng của James Franklin Hyde. Loại bảng tuần hoàn hóa học này được ông công bố vào năm 1975. 

James Franklin Hyde đã lấy Hyde cho Silicon làm vị trí ở giữa bảng. Nguyên nhân ông chọn nguyên tố này ở vị trí trung tâm trang trọng là bởi ông là nhà khóa học chuyên làm việc và nghiên cứu về các hợp chất Silicon. Sau đó, ông tạo ra các đường nối cách Silicon để kết nối với các nguyên tố hóa học khác trong bảng tạo nên sự nổi bật cho Silicon.

Loại bảng tuần hóa hóa học dạng dải băng cầu vồng của James Franklin Hyde

John Newlands là một nhà khoa học người Anh đã từng công bố một loại bảng tuần hoàn hóa học có hình dạng như bản nhạc vô cùng ấn tượng. Trong khoảng thời gian từ năm 1863 đến năm 1866 ông đã công bố một loại các bài báo ghi nhận về việc sắp xếp các nguyên tố hóa học theo khối lượng nguyên tử tăng dần. 

Không chỉ áp dụng nguyên tắc khối lượng nguyên tử tăng dần để sắp xếp các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn. John Newlands còn sử dụng thêm về tính chất vật lý và hóa học để tạo ra các khoảng cách 8 đơn vị và được ông gọi là quãng 8 hay bộ 8 theo âm nhạc. Vì vậy mà bảng tuần hoàn hóa học của ông có hình bạn nhạc.

Dạng bảng tuần hoàn hóa học sắp xếp trên thang âm nhạc của John Newlands

Bảng tuần hoàn hóa học hình xoáy ốc được nghiên cứu và công bố vào năm 1867 bởi nhà khoa học gốc Đan Mạch - Gustavus Hinrichs. Cách sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn của ông dựa vào khối lượng nguyên tử và những tương đồng trong tính chất hóa học của các nguyên tố.

Hidro được sắp xếp nằm ở trung tâm, và chia thành 8 khu vực, mỗi nhóm nguyên tố sẽ tương ứng với 1 khu vực. Bên cạnh đó, một nhóm nguyên tố sẽ được chia thành 2 phân nhóm là phân nhóm chính và phân nhóm phụ. Theo đó, các nguyên tố thuộc họ s, p sẽ được xếp vào phân nhóm chính. Còn các nguyên tố họ d, f sẽ được xếp vào phân nhóm phụ.

Loại bảng tuần hoàn hóa học hình xoáy ốc của Gustavus Hinrichs

Bảng tuần hoàn hóa học hình bông hoa dạng 3D này không có nguyên tố hóa học Hidro và Heli. Trong đó, phần cánh hoa màu xanh lá cây và xanh lam chứa các nguyên tố kim loại kiềm thổ ở mặt sau và mặt trước chứa kim loại kiềm. Còn các nguyên tố hóa học khác trong bảng tuần hóa học học được sắp xếp ở 2 cánh hoa còn lại là màu vàng và hồng. Các nguyên tố này được sắp xếp theo đặc tính của chúng.

Dạng bảng tuần hoàn hóa học 3D hình bông hoa

Ngoài các dạng bảng tuần hoàn hóa học được Admin chia sẻ ở trên, còn có nhiều dạng bảng tuần hoàn độc đáo khác như:

  • Bảng tuần hoàn hóa học hình tròn

Bảng tuần hoàn hóa học hình tròn

  • Bảng tuần hoàn hóa học hình nón

Bảng tuần hoàn hóa học hình nón

  • Bảng tuần hoàn hóa học hình lõi trái đất 3D

Bảng tuần hoàn hóa học hình lõi trái đất 3D

  • Bảng tuần hoàn hóa học dạng cây

Bảng tuần hoàn hóa học dạng cây

  • Bảng tuần hoàn hóa học dạng kim tự tháp

Bảng tuần hoàn hóa học dạng kim tự tháp

  • Bảng tuần hoàn bước trái Janet

Bảng tuần hoàn bước trái Janet

Bài viết trên Admin đã chia sẻ đến các em các loại bảng tuần hoàn hóa học khác nhau vô cùng thú vị. Chúng đẹp nhưng để phục vụ cho việc học tập tốt nhất các em cần dùng bảng tuần hoàn nguyên bản. Đặc biệt, các em có thể sử dụng bảng tuần hoàn hóa học Online trên FQA để tra cứu các nguyên tố, phục vụ việc học của mình dễ dàng nhất.

Bài viết liên quan
new
Tan chảy với các câu thả thính bằng tiếng Anh

Bạn muốn thả thính CRUSH bằng những câu tiếng Anh cực chất khiến nàng đổ gục và cảm thấy ngây ngất. Nhưng bạn lo lắng mình sẽ gặp một số lỗi khi viết tiếng Anh. Để giúp bạn không phải lo lắng về vấn đề này thì dưới đây sẽ là những câu thả bằng tiếng Anh làm tan chảy trái tim CRUSH. Do đó bạn có thể thoải mái lựa chọn câu nào mình thích nhất để tặng người thương thầm nhớ trộm.

Admin FQA

23/07/2024

new
Các cấu trúc và quy tắc cần nắm khi sử dụng "Dispite"

Cấu trúc "despite" trong tiếng Anh được sử dụng để chỉ sự tương phản giữa các ý trong câu. Tuy nhiên, cái mà theo sau "despite" thường làm cho nhiều sinh viên lẫn lộn vì có nhiều cấu trúc ngữ pháp tương tự.

Admin FQA

23/07/2024

new
Tổng hợp các công thức ngữ pháp với would rather

Khi bạn muốn thể hiện các mong muốn, sở thích của bản thân trong tiếng Anh mà không muốn sử dụng I like, I want thì cấu trúc would rather là một gợi ý cho bạn. Cấu trúc này có cách sử dụng khác nhau tùy thuộc vào các thì trong câu. Vậy bạn đã biết công thức và cách sử dụng cấu trúc này chưa? Theo dõi bài viết ngay để cùng Langmaster giải đáp tất tần tật mọi thứ về cấu trúc would rather bạn nhé!

Admin FQA

23/07/2024

new
Cách ghi nhớ một cách hiệu quả quy tắc trật tự tính từ osascomp trong tiếng Anh

Trật tự tính từ trong tiếng Anh là quy định thứ tự của các tính từ trong cùng một cụm danh từ. Trật tự tính từ trong tiếng Anh được sắp xếp theo quy tắc OSASCOMP như sau: Opinion → Size → Age → Shape → Color → Origin → Material → Purpose.

Admin FQA

23/07/2024

new
Learn và Study: Sự khác biệt giữa learn và study

Learn và Study là hai từ vựng quen thuộc đối với tất cả người học Tiếng Anh, dù cho bạn mới theo học những lớp cơ bản hay thậm chí là nâng cao. Dù hai từ này đều mang ý nghĩa “học tập”, nhưng Study và Learn lại có cách dùng khác nhau tùy vào từng ngữ cảnh nhất định. Chính vì vậy, đôi khi điều này sẽ khiến các bạn bối rối và không biết áp dụng thế nào vào bài làm. Vậy Learn là gì? Study là gì? Hai từ này có sự khác biệt như thế nào và được áp dụng ra sao? Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn nhé!

Admin FQA

23/07/2024

new
Cung hoàng đạo nào học giỏi tiếng Anh nhất?

Mỗi cung hoàng đạo đều có sự nổi trội về đặc điểm và tính cách. Điều này ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng học tập và làm việc của họ. Cung nào học giỏi tiếng Anh nhất là điều mà nhiều người thắc mắc để biết mình có năng khiếu với môn học này không. Tìm hiểu chi tiết về đặc trưng của từng cung hoàng đạo sẽ giúp bạn có lời giải đáp.

Admin FQA

23/07/2024

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2025 fqa.vn All Rights Reserved