logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Glyxin là gì? Tính chất, cách điều chế, tác dụng Glyxin đem lại

Admin FQA

13/06/2023, 06:39

5801

Glycine được rất nhiều người nhắc đến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ Glycine là chất gì? Hay nắm bắt rõ tác dụng Glycine. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng Glycine hãy cùng admin tìm hiểu thông tin liên quan đến chất này với bài viết sau nhé!

Glyxin (Glycine) là một amino axit đơn giản ký hiệu là Gly với công thức hóa học NH2-CH2-COOH, công thức phân tử C2H5NO2. Bên cạnh đó còn là một trong những amino acid protein genogen dùng nhiều trong thực phẩm tạo độ ngọt. 

Glycine là chất gì?

Glycine là dạng tinh thể bột trắng, có vị ngọt, tan được trong dung môi phân cực ethanol và không tan trong dung môi không phân cực ether và benzen. Cách gọi khác của Glycine: Acid Aminoethanoicamino acidoaxetic, phụ gia thực phẩm,...

Tính chất vật lý Glycine là gì?

  • Trạng thái vật lý: Glycine tồn tại ở dạng bột tinh thể trắng hoặc hợp chất tinh thể không màu. Nó tan trong nước và dung môi pola như Methanol, Ethanol và Aceton, nhưng ít tan trong các dung môi không phân cực như dầu và Hexane.
  • Điểm nóng chảy: Glycine có điểm nóng chảy khoảng 240 - 250 độ C. Khi được nung nóng, Glycine chảy và sau đó phân hủy thành các sản phẩm khí như CO2,CO,NH3 và HCN.
  • Độ tan: Glycine có khả năng tan trong nước với mức độ tan cao. Điều này là do Glycine có tính chất là một amino axit dipolar, có khả năng tạo liên kết Hidro với nước.
  • Độ pH: Glycine có tính chất của một amino acid và một amino base, vì vậy nó có khả năng tác động như một chất trung hòa. Điểm pKa của nó, tức là giá trị pH tại đó nó tồn tại dưới dạng hỗn hợp cân bằng giữa dạng acid và dạng base, là 2,35.
  • Tính chất điện hóa: Glycine là một phân tử không có tính chất phân cực mạnh, do đó nó không dễ dàng tan trong các dung môi không phân cực. Tuy nhiên, nhờ có nhóm carboxyl và nhóm amino, Glycine có thể tạo liên kết Hydrogen với nước và các phân tử khác, có vai trò quan trọng trong các quá trình sinh học.

Phản ứng với base

Glycine phản ứng với base khi có mặt -COOH.

PTHH: H2N-CH2-COOH+NaOHH2N-CH2-COONa+H2O

Glycine phản ứng với axit có chứa nhóm -NH2

PTHH: H2N-CH2-COOH+HClClH3N-CH2-COOH

Glycine phản ứng ester hóa với nhóm -COOH

PTHH: H2N-CH2-COOH+C2H5OHClH3NCH2COOC2H5+H2O

(Điều kiện: Có sự tham gia của HCl)

Glycine phản ứng với HNO2, nhóm -NH2 trong Glycine sẽ tác dụng cùng với nitrous acid.

PTHH: H2N-CH2-COOH+HNO2HO-CH2-COOH+N2+H2O

Đối với Glycine thì sẽ được sản xuất công nghiệp thông qua việc cho acid chloroacetic phản ứng cùng với dung dịch amonia. Thông qua phương pháp này hàng năm có khoảng 15 triệu kg Glycine được sản xuất. 

PTHH: ClCH2COOH+2NH3H2NCH2COOH+NH4Cl

Dựa theo các nghiên cứu khoa học được công bố thì Glycine có thể sử dụng làm giảm bớt triệu chứng cho những người mắc bệnh về dạ dày loét, ruột rò rỉ, viêm khớp, bệnh tiểu đường, bệnh suy tim, thận, rối loạn thần kinh, mệt mỏi dài ngày, rối loạn giấc ngủ hàng ngày, một số bệnh ung thư. Chất Glycine được tìm thấy thông qua các dạng bổ sung và tốt nhất là từ tự nhiên sẽ đem lại nhiều lợi ích tích cực. 

Tác dụng của Glycine với sức khỏe con người

Thúc đẩy tăng trưởng tuyến cơ bắp

Glycine là một trong ba amino acid mà cơ thể cần bổ sung hỗ trợ tổng hợp creatine cung cấp năng lượng trực tiếp cho cơ bắp và xây dựng mô cơ. Đảm nhận vai trò chuyển đổi các chất dinh dưỡng nạp vào từ chế độ ăn uống Glycine tạo năng lượng nuôi dưỡng mô cơ, đem đến độ bền, tăng cường sức khỏe và hiệu suất. Cùng với đó Glycine còn có lợi trong sản xuất và quy định về hormone điều chỉnh tỷ lệ chất béo kiểm soát việc tiêu hao năng lượng. 

Bảo vệ và sửa chữa sụn khớp

Glycine cùng với các axit amin khác có trong thành phần nước hầm xương góp phần hình thành collagen hỗ trợ tăng trưởng các khớp, dây chằng và gân cơ. Ước chừng ⅓ collagen được tạo ra từ Glycine mà Collagen lại là yếu tố hình thành mô liên kết các khớp mang lại sự dẻo dai chịu các tác động, sốc. Bởi vậy mà collagen thủy phân thường được ưu tiên sử dụng điều trị bệnh thoái hóa khớp, viêm xương khớp. Glycine thực sự rất cần thiết giúp co giãn sụn, chữa lành khớp tổn thương nhẹ, gia tăng độ dẻo dai ngăn ngừa việc mất khả năng vận động cho người cao tuổi.

Cải thiện hệ tiêu hóa

Glycine có tác dụng tạo mô trong đường tiêu hóa giữ lại các hạt thức ăn, vi khuẩn ở trong ruột ngăn chặn chúng đi qua những lỗ nhỏ di chuyển vào máu gây tình trạng viêm. Đóng vai trò là chất xúc tác giúp tạo thành 2 trong số các chất quan trọng tạo nên lớp mô ở ruột là collagen và gelatin. Hai chất collagen và gelatin làm dịu niêm mạc đường tiêu hóa cho những người mắc bệnh vượt hoặc khó tiêu, thúc đẩy và cân bằng hệ vi sinh đường ruột. 

Glycine ức chế tiết acid trong dạ dày chống lại các chứng viêm loét do hóa chất, căng thẳng gây nên, ngăn ngừa viêm đại tràng và tổn thương do rượu, gia tăng đáng kể khả năng dung nạp Aspirin. Bên cạnh đó gly còn cải thiện rối loạn chức năng cơ trơn sau cấy ghép qua đó giúp duy trì tính toàn vẹn của ruột trong việc xạ trị ung thư. Nhìn chung, Glycine hoạt động như một loại nhiên liệu thúc đẩy trao đổi chất hỗ trợ sản xuất mật, axit nucleic, creatine phosphate và porphyrins, những chất này có thể phá vỡ các chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể qua chế độ ăn. 

Glycine giúp cải thiện hệ tiêu hóa

Hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa

Glycine còn là một axit amin được cơ thể sử dụng tạo ra glutathione, chất này có tác dụng chống oxy hóa mạnh bảo vệ tế bào chống lại tổn thương do các gốc tự do tạo ra. Nếu cơ thể không đủ Glycine thì sẽ sản xuất ít glutathione ảnh hưởng khá tiêu cực đến việc xử lý oxi hóa theo thời gian. Một số nghiên cứu còn cho thấy Glycine còn tham gia quá trình ngăn ngừa đột biến tế bào dẫn đến bệnh ung thư, cắt giảm nguồn cung dinh dưỡng cho tế bào ung thư. 

Có tác dụng chống viêm

Viêm loét là yếu tố khởi nguồn của rất nhiều bệnh lý khác nhau. Glycine có tác dụng trực tiếp lên tế bào viêm đảm nhận nhiệm vụ khử các nhân tố nguyên mã hình thành gốc tự do hay các cytokines viêm. 

Hỗ trợ cho hệ thần kinh

Glycine cũng hỗ trợ nhận thức thức thần kinh trung ương bởi nó giúp điều hòa tổng hợp trao đổi chất của dinh dưỡng não, thần kinh sử dụng. Hơn nữa dùng Glycine trước khi còn còn tăng thời gian giấc ngủ, cải thiện tâm trạng, trí nhớ, hành vi và nâng cao tinh thần ngủ sâu hơn vì nó ảnh hưởng tới các neuropeptides trong vùng hippocampus. Trong y học Glycine còn hỗ trợ điều trị bệnh tâm thần, bổ sung trong 5 năm có thể giảm đáng kể triệu chứng OCD, tâm thần phân liệt - tăng truyền dẫn thần kinh trung gian thông qua thụ thể NMDA.

Glycine tác dụng hỗ trợ cho hệ thần kinh

Làm giảm chứng mệt mỏi

Có tác dụng tới hệ thống thần kinh và hệ thống tiêu hóa nên Glycine có thể tăng cường năng lượng và cân bằng đường trong máu. Từ đó giúp giảm tình trạng mệt mỏi, mang trực tiếp dinh dưỡng đến tế bào, mô cung cấp năng lượng mọi lúc mọi nơi.

Cải thiện da

Hoạt chất của Glycine còn giúp cải thiện da một cách đáng kể, đặc biệt là phụ nữ cao tuổi làn da mất cân bằng nước và độ ẩm. Thông qua tiêu thụ, collagen thủy phân ngăn chặn tia UV- B, nghiên cứu cho thấy phụ nữ dùng 2.5g collagen peptide liên tục 4 tuần sẽ giảm 20% nếp nhăn mắt và hiệu quả đó vẫn kéo dài về sau. Không những thế còn chống oxy hóa, tăng tốc độ lành da với các vết thương da đặc biệt là bệnh nhân mắc tiểu đường. 

Bảo vệ trái tim

Ngày càng có nhiều nghiên cứu và bằng chứng cho thấy rằng Glycine giúp bảo vệ bệnh tim, ngăn chặn tích tụ của một số chất tác động làm xơ vữa động mạnh, thu hẹp động mạnh, làm cứng. Như nghiên cứu trên 4100 người đau ngực thì nồng độ Glycine sẽ cao hơn có ảnh hưởng đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim hoặc là cơn đau tim sau 7,4 năm theo dõi. Cùng với đó loại amino acid này còn cải thiện khả năng sử dụng oxit nitric, phân tử làm tăng lưu lượng máu hỗ trợ giảm huyết áp. 

Không có bất kỳ một quy định nào mang tính chính thức về liều lượng Glycine dùng hàng ngày. Các nghiên cứu đã chỉ ra Glycine có thể dùng một cách an toàn kể cả với liều cao 15 - 60 gam mỗi ngày. Theo ước tính, người phương tây có chế độ ăn uống tiêu chuẩn chỉ có 2 gram Glycine hàng ngày qua dung nạp thức ăn. Mức gly thấp như vậy có thể là do người phương tây họ không ăn gân động vật, xương, da.

Cách bổ sung Glyxin (Glycine) đúng cách và hiệu quả

Độ tuổi trẻ thanh thiếu niên, người khỏe mạnh, người lớn stress, mất trí nhớ, giảm trí nhớ, chậm phát triển hoặc rối loạn tâm thần có thể dùng lượng Glycine 200 - 300gram mỗi ngày (thời gian dùng 14 đến 30 ngày). Những người bị vấn đề rối loạn giấc ngủ thì liều lượng có thể dùng 50mg, sử dụng 20 phút trước khi đi ngủ. 

Ngoài ra, người bị loét dạ dày cũng có thể sử dụng. Phân chia hỗn hợp 30% Glycine và 70% Calcium Carbonate nhằm mục đích trung hòa acid giống như sữa. Trường hợp bệnh nhân có chỉ định dùng sữa chữa trị loét dạ dày nhưng lại bất dung nạp sữa thì nên dùng Glycine, vừa không gây nhiễm kiềm lại không gây ra tăng toan. Liều dùng thường 1 - 2 viên cụ thể là viên 150 mg Glycine và 350 mg Calcium Carbonate. 

Thông qua những ứng dụng được kể trên các em có thể thấy rằng Glycine an toàn cho sức khỏe con người dễ dàng sử dụng với liều lượng phù hợp. Chỉ cần xác định đúng nguyên do và áp dụng đôi khi Glycine còn an toàn hơn các thực phẩm thuốc. 

Về vấn đề bảo quản Glycine hiện nay thì chỉ cần đặt ở những nơi thoáng mát, tránh ẩm ướt và tránh ánh sáng. Đặc biệt cần tránh nơi có nhiệt độ cao hay như gần thiết bị dễ cháy sẽ làm hỏng Glycine.

Bài viết trên là những thông tin cần thiết nhất mà Admin chia sẻ giúp các em hiểu hơn về Glycine. Hãy thử tham khảo, sử dụng phù hợp theo từng mục đích điều trị và nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng tránh tác dụng phụ ngoài ý muốn. Các em muốn tìm hiểu thêm nhiều chất, học hóa tốt hơn, hãy tận dụng các tính năng trên FQA, đặc biệt là bảng tuần hoàn hóa học Online để phục vụ công tác học hóa trung học của các em nhé!

Bài viết liên quan
new
Tan chảy với các câu thả thính bằng tiếng Anh

Bạn muốn thả thính CRUSH bằng những câu tiếng Anh cực chất khiến nàng đổ gục và cảm thấy ngây ngất. Nhưng bạn lo lắng mình sẽ gặp một số lỗi khi viết tiếng Anh. Để giúp bạn không phải lo lắng về vấn đề này thì dưới đây sẽ là những câu thả bằng tiếng Anh làm tan chảy trái tim CRUSH. Do đó bạn có thể thoải mái lựa chọn câu nào mình thích nhất để tặng người thương thầm nhớ trộm.

Admin FQA

23/07/2024

new
Các cấu trúc và quy tắc cần nắm khi sử dụng "Dispite"

Cấu trúc "despite" trong tiếng Anh được sử dụng để chỉ sự tương phản giữa các ý trong câu. Tuy nhiên, cái mà theo sau "despite" thường làm cho nhiều sinh viên lẫn lộn vì có nhiều cấu trúc ngữ pháp tương tự.

Admin FQA

23/07/2024

new
Tổng hợp các công thức ngữ pháp với would rather

Khi bạn muốn thể hiện các mong muốn, sở thích của bản thân trong tiếng Anh mà không muốn sử dụng I like, I want thì cấu trúc would rather là một gợi ý cho bạn. Cấu trúc này có cách sử dụng khác nhau tùy thuộc vào các thì trong câu. Vậy bạn đã biết công thức và cách sử dụng cấu trúc này chưa? Theo dõi bài viết ngay để cùng Langmaster giải đáp tất tần tật mọi thứ về cấu trúc would rather bạn nhé!

Admin FQA

23/07/2024

new
Cách ghi nhớ một cách hiệu quả quy tắc trật tự tính từ osascomp trong tiếng Anh

Trật tự tính từ trong tiếng Anh là quy định thứ tự của các tính từ trong cùng một cụm danh từ. Trật tự tính từ trong tiếng Anh được sắp xếp theo quy tắc OSASCOMP như sau: Opinion → Size → Age → Shape → Color → Origin → Material → Purpose.

Admin FQA

23/07/2024

new
Learn và Study: Sự khác biệt giữa learn và study

Learn và Study là hai từ vựng quen thuộc đối với tất cả người học Tiếng Anh, dù cho bạn mới theo học những lớp cơ bản hay thậm chí là nâng cao. Dù hai từ này đều mang ý nghĩa “học tập”, nhưng Study và Learn lại có cách dùng khác nhau tùy vào từng ngữ cảnh nhất định. Chính vì vậy, đôi khi điều này sẽ khiến các bạn bối rối và không biết áp dụng thế nào vào bài làm. Vậy Learn là gì? Study là gì? Hai từ này có sự khác biệt như thế nào và được áp dụng ra sao? Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn nhé!

Admin FQA

23/07/2024

new
Cung hoàng đạo nào học giỏi tiếng Anh nhất?

Mỗi cung hoàng đạo đều có sự nổi trội về đặc điểm và tính cách. Điều này ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng học tập và làm việc của họ. Cung nào học giỏi tiếng Anh nhất là điều mà nhiều người thắc mắc để biết mình có năng khiếu với môn học này không. Tìm hiểu chi tiết về đặc trưng của từng cung hoàng đạo sẽ giúp bạn có lời giải đáp.

Admin FQA

23/07/2024

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved