logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Sử dụng công thức phương trình đường thẳng thách thức 4 dạng bài tập liên quan!

Admin FQA

07/01/2023, 17:26

840

Các kiến thức về phương trình đường tròn đã được Admin chia sẻ trong bài viết trước đó. Các em có thể ôn tập lại các kiến thức liên quan trong bài viết sau: Hệ thống lại từ A - Z kiến thức về phương trình đường thẳng!

Bây giờ, hãy cùng vận dụng những kiến thức này để làm những dạng bài tập trong bài viết dưới đây nhé!

Dạng bài tập này cơ bản thường sẽ xuất hiện trong phần các câu hỏi cơ bản. Để giải bài tập viết phương trình tham số của đường thẳng ∆ các em thực hiện các bước như sau:

  • Tìm vectơ chỉ phương $\overrightarrow{u}=\left( {{u}_{1}};{{u}_{2}} \right)$của đường thẳng ∆
  • Tìm một điểm Mo(xo; yo) thuộc ∆
  • Phương trình tham số của ∆ là 

$\left\{ \begin{array}{*{35}{l}}x={{x}_{o}}+t{{u}_{1}}  \\y={{y}_{o}}+t{{u}_{2}}  \\\end{array} \right.$

Lưu ý:

  • Nếu  ∆ có hệ số góc k thì  ∆ có vectơ chỉ phương u = (1;k)
  • Nếu  ∆ có vectơ pháp tuyến $\overrightarrow{n}=\left( a;b \right)$thì ∆ có vectơ chỉ phương là $\overrightarrow{u}=\left( -b;a \right)$ hoặc $\overrightarrow{u}=\left( b;-a \right)$

Bài tập minh hoạ

1. Cho điểm A (1, 2) và điểm B (-3, -2). Viết phương trình tham số của đường thẳng AB.

Lời giải

$\overrightarrow{AB}=\left( -4;4 \right)$

Véc tơ chỉ phương của đường thẳng AB là: $\overrightarrow{u}=\left( 1;1 \right)$

Đường thẳng AB đi qua điểm A, nhận véc tơ $\overrightarrow{u}=\left( 1;1 \right)$làm véc tơ chỉ phương, có phương trình tham số là:

$\left\{ \begin{array}& x=1+t \\ y=2+t \\ \end{array} \right.$

Tham khảo thêm:

  1. Cho điểm A (1, 0) và điểm B (3, 4). Viết phương trình tham số của đường thẳng AB. 
  2. Cho điểm C (-2, 3) và điểm D (2, -1). Viết phương trình tham số của đường thẳng CD. 
  3. Cho điểm E (0, 4) và điểm F (-4, -2). Viết phương trình tham số của đường thẳng EF. 
  4. Cho điểm G (-3, -2) và điểm H (1, 1). Viết phương trình tham số của đường thẳng GH. 
  5. Cho điểm I (4, -3) và điểm J (-4, 3). Viết phương trình tham số của đường thẳng IJ.  

Để viết phương trình tổng quát của đường thẳng ∆ ta thực hiện các bước như sau:

  • Tìm vectơ pháp tuyến $\overrightarrow{n}=\left( a;b \right)$ của đường thẳng ∆
  • Tìm một điểm Mo(xo; yo) thuộc ∆
  • Viết phương trình A theo công thức: $a\left( x-{{x}_{0}} \right)+b\left( y-{{y}_{0}} \right)=0$
  • Biến đổi thành dạng ax + by + c = 0

Lưu ý:

  • Nếu đường thẳng ∆1 song song đường thẳng ∆2 : ax + by + c = 0 thì ∆1  có phương trình tổng quát là: ax + by + c’ = 0 (c’ khác c)
  • Nếu đường thẳng ∆1 vuông góc có với đường thẳng ∆2: ax + by + c = 0 thì ∆1 có phương trình tổng quát là:  -bx + ay + c’ = 0

Bài tập minh hoạ

1. Cho điểm A(1,2) và B(3,4). Hãy viết phương trình tổng quát của đường thẳng qua hai điểm A và B.

Lời giải

$\overrightarrow{AB}\left( 2;2 \right)$

Véc tơ pháp tuyến của đường thẳng AB là: $\overrightarrow{n}\left( 1;-1 \right)$

Đường thẳng AB đi qua điểm $A\left( 1;2 \right)$ và có véc tơ pháp tuyến là: $\overrightarrow{n}\left( 1;-1 \right)$.

Phương trình tổng quát của đường thẳng AB là:$1\left( x-1 \right)-1\left( y-2 \right)=0$

Hay $x-y+1=0$

2. Cho điểm A(0,4) và B(4,8). Hãy viết phương trình tổng quát của đường thẳng qua hai điểm A và B.

Lời giải

$\overrightarrow{AB}\left( 4;4 \right)$

Véc tơ pháp tuyến của đường thẳng AB là: $\overrightarrow{n}\left( 1;-1 \right)$

Đường thẳng AB đi qua điểm $A\left( 0;4 \right)$ và có véc tơ pháp tuyến là: $\overrightarrow{n}\left( 1;-1 \right)$.

Phương trình tổng quát của đường thẳng AB là:$1\left( x-0 \right)-1\left( y-4 \right)=0$

Hay $x-y+4=0$

 

Để xét vị trí tương đối của hai đường thẳng ${{\Delta }_{1}}:{{a}_{1}}x+{{b}_{1}}y+{{c}_{1}}=0;\,\,{{\Delta }_{2}}:{{a}_{2}}x+{{b}_{2}}y+{{c}_{2}}=0$., ta xét các trường hợp sau:

${{\Delta }_{1}}\text{ }$cắt ${{\Delta }_{2}}\Leftrightarrow \frac{{{a}_{1}}}{{{a}_{2}}}\ne \frac{{{b}_{1}}}{{{b}_{2}}}$

${{\Delta }_{1}}//{{\Delta }_{2}}\Leftrightarrow \frac{{{a}_{1}}}{{{a}_{2}}}=\frac{{{b}_{1}}}{{{b}_{2}}}\ne \frac{{{c}_{1}}}{{{c}_{2}}}$

${{D}_{1}}\equiv {{D}_{2}}\Leftrightarrow \frac{{{a}_{1}}}{{{a}_{2}}}=\frac{{{b}_{1}}}{{{b}_{2}}}=\frac{{{c}_{1}}}{{{c}_{2}}}$

Tọa độ giao điểm $\Delta_1$ và $\Delta_2$ là nghiệm của hệ phương trình

$\left\{ \begin{array}& {{a}_{1}}x+{{b}_{1}}y+{{c}_{1}}=0 \\ {{a}_{2}}x+{{b}_{2}}y+{{c}_{2}}=0 \\ \end{array} \right.$

Góc giữa 2 đường thẳng $\Delta_1$ và $\Delta_2$ được tính bởi công thức:

$\cos \left(\Delta_1, \Delta_2\right)=\frac{\left|a_1 a_2+b_1 b_2\right|}{\sqrt{a_1^2+b_1^2} \sqrt{a_2^2+b_2^2}}$

Bài tập minh hoạ

1. Tìm $m$ để hai đường thẳng $y=(m+1) x-5$ và $y=(2 m-1) x+3$ :

a) Song song

b) Vuông góc.

* Lời giải:

a) $y=(m+1) x-5$ và $y=(2 m-1) x+3$ song song

$\Leftrightarrow m+1=2 m-1$

$\Leftrightarrow \mathrm{m}=2$.

Vậy $m=2$.

b) $y=(m+1) x-5$ và $y=(2 m-1) x+3$ vuông góc

$\begin{aligned} & \Leftrightarrow(m+1)(2 m-1)=-1 \\ & \Leftrightarrow 2 m^2+m-1=-1 \\ & \Leftrightarrow 2 m^2+m=0 \\ & \Leftrightarrow m(2 m+1)=0 \\ & \Leftrightarrow\left[\begin{array}{l}m=0 \\ 2 m+1=0\end{array}\right. \\ & \Leftrightarrow\left[\begin{array}{l}m=0 \\ m=\frac{-1}{2}\end{array}\right.\end{aligned}$

Vậy với $m=0$ hoặc $m=\frac{-1}{2}$ thì hai đường thẳng trên vuông góc.

2. Tìm đường thẳng song song với đường thẳng $\mathrm{y}=3 \mathrm{x}+2$ và cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 5.

Lời giải:

Gọi đường thẳng cần tìm là $(\mathrm{d}): \mathrm{y}=\mathrm{ax}+\mathrm{b}$.

Vì (d) song song với đường thẳng $\mathrm{y}=3 \mathrm{x}+2 \Rightarrow \mathrm{a}=3$.

Vì (d) cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 5 (tức $x=0$ và $y=5) \Rightarrow b=5$.

Vậy đường thẳng cần tìm là $y=3 x+5$.

3. Tìm đường thẳng vuông góc với đường thẳng $y=\frac{1}{2}x+1$ và đi qua $\mathrm{A}(2 ; 1)$.

Lời giải:

Gọi đường thẳng cần tìm là $\left( d' \right):y=kx+m$

Vì (d') vuông góc với đường thẳng $y=\frac{1}{2}x+1$

$\Rightarrow k\cdot \frac{1}{2}=-1\Rightarrow k=-2$

khi đó (d') có dạng: $y=-2 x+m$

Vì (d') đi qua $A(2 ; 1)$ nên ta có: $1=-2.2+m \Rightarrow m=5$.

Vậy đường thẳng cần tìm là $y=-2 x+5$.

Để tính khoảng cách từ điểm $\mathrm{M}(\mathrm{x} ; \mathrm{y})$ đến đường thẳng $\Delta: \mathrm{ax}+\mathrm{by}+\mathrm{c}=0$, ta dùng công thức:

$d\left(M_o, \Delta\right)=\frac{\left|a x_o+b y_o+c\right|}{\sqrt{a^2+b^2}}$

Bài tập minh hoạ

1. Tính khoảng cách từ điểm $\mathrm{M}(1 ;-1)$ đến đường thẳng $(\mathrm{a}): 3 \mathrm{x}-4 \mathrm{y}-21=0$ là:

 

Khoảng cách từ điểm $M$ đến đường thẳng $(\mathrm{a})$

$d(M;a)=\frac{|3\cdot 1-4\cdot (-1)-21|}{\sqrt{{{3}^{2}}+{{(-4)}^{2}}}}=\frac{14}{5}$

2. Tính khoảng cách từ điểm $\mathrm{O}$ đến đường thẳng $\text{d}:\frac{x}{6}+\frac{y}{8}=1$

 

Đường thẳng $\text{d}:\frac{x}{6}+\frac{y}{8}=1\Leftrightarrow 8\text{x}+6\text{y}-48=0$

$\Rightarrow$ Khoảng cách từ điểm $\mathrm{O}$ đến đường thẳng $\mathrm{d}$

$d(O ; d)$

$d(O;d)=\frac{|8.0+6.0-48|}{\sqrt{{{8}^{2}}+{{6}^{2}}}}=\frac{48}{10}=4,8$

3. Tính khoảng cách từ điểm $\mathrm{M}(2 ; 0)$ đến đường thẳng $\left\{\begin{array}{l}x=1+3 t \\ y=2+4 t\end{array}\right.$

 

Ta đưa đường thẳng d về dạng tổng quát:

$\left\{ \begin{matrix}\text{ qua A( }1;2)  \\\operatorname{VTCP}\vec{u}(3;4)\text{ }\Rightarrow \text{ VTPT }\vec{n}(4;-3)  \\\end{matrix} \right.$

$\Rightarrow$ Phương trình $(d): 4(x-1)-3(y-2)=0$ hay $4 x-3 y+2=0$

+ Khoảng cách từ điểm $M$ đến $d$ là:

$d(M ; d)$

$d(M;d)=\frac{4.2-3.0+2}{\sqrt{{{4}^{2}}+{{(-3)}^{2}}}}=\frac{10}{5}=2$

Trên đây là những dạng bài tập liên quan đến phương trình đường thẳng. Ngoài ra, còn một số các dạng bài tập nâng cao có lời giải khác. Các em hãy cố gắng ghi nhớ toàn bộ công thức được Admin chia sẻ để đạt điểm tối đa trong phần câu hỏi về phương trình đường thẳng nhé!

 

Bài viết liên quan
new
Tổng hợp kinh nghiệm khi giải bài tập toán lớp 8

Toán lớp 8 là một trong những môn quan trọng bậc nhất ở bậc THCS, nó xuyên suốt cả khoảng thời gian dài học tập và công việc sau này. Đặc biệt là các em bước vào năm học lớp 8 thì càng phải tập trung học môn toán hơn bao giờ hết, bởi đây là một trong những năm tạo dựng nền tảng kiến thức vững chắc phục vụ cho các năm học tiếp theo để ôn thi vượt cấp, tốt nghiệp, đại học. Để bứt phá điểm số môn Toán trong năm học lớp 8 này, các bạn học sinh có thể tham khảo và áp dụng những kinh nghiệm để giải bài tập Toán 8 hiệu quả mà FQA đã tổng kết dưới đây!

Admin FQA

07/05/2024

new
[Tổng hợp] Kiến thức về tích phân và dạng bài liên quan

Tích phân (Tiếng Anh: integral) là một khái niệm và phạm trù toán học liên quan đến toàn bộ quá trình thay đổi của một thực thể nguyên thuỷ (thực thể đó thường được diễn tả bằng một hàm số phụ thuộc vào biến số được gọi là nguyên hàm) khi đã xác định được tốc độ thay đổi của nó. Tích phân là phần kiến thức quan trọng được học trong chương trình toán lớp 12, trong bài viết này chúng mình cùng ôn lại khái niệm tích phân, tính chất, bảng nguyên hàm và vi phân, bảng nguyên hàm mở rộng và các dạng bài tập tích phân nhé.

Admin FQA

14/03/2024

new
[Tổng hợp] Kiến thức về đạo hàm và dạng bài liên quan

Trong toán học, đạo hàm (tiếng Anh: derivative) của một hàm số là một đại lượng mô tả sự biến thiên của hàm tại một điểm nào đó. Đạo hàm là một khái niệm cơ bản trong giải tích. Đạo hàm còn xuất hiện trong nhiều khái niệm vật lí, chẳng hạn đạo hàm biểu diễn vận tốc tức thời của một điểm chuyển động, khi mà công cụ này giúp đo lường tốc độ mà đối tượng đó thay đổi tại một thời điểm xác định. Vì vậy, trong bài viết này chúng ta cùng nhau nhắc lại khái niệm, các quy tắc tính đạo hàm, cũng như ý nghĩa của đạo hàm và một số dạng bài tập liên quan đến đạo hàm nhé.

Admin FQA

14/03/2024

new
[Tổng hợp] Kiến thức về Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn

Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn được xem như là một trong những thì phức tạp bậc nhất trong ngữ pháp tiếng Anh. Past perfect continuous tense là một thì rất hay xuất hiện trong những đề thi tiếng Anh, vậy nên các bạn nên ôn luyện thật kỹ loại thì này. FQA đã tổng hợp những kiến thức bạn cần biết để nắm chắc thì tương lai hoàn thành tiếp diễn ở bài viết dưới đây.

Admin FQA

14/03/2024

new
[Tổng hợp] Kiến thức về Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn

Đối với người học tiếng Anh “thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn” là thì khá gần gũi và quen thuộc, hầu như chúng được lặp đi lặp lại trong tất cả các bài giảng hay tiết học. Vì mật độ sử dụng thường xuyên và là cách diễn đạt dễ nhất, nhưng không phải ai cũng đang dùng thì đúng cách. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của FQA để tham khảo tất tần tật về thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn nhé!

Admin FQA

14/03/2024

new
[Tổng hợp] Kiến thức về Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn

Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn được xem như là một trong những thì phức tạp bậc nhất trong ngữ pháp tiếng Anh. Đây là một thì rất hay xuất hiện trong những đề thi tiếng Anh, vậy nên các bạn nên ôn luyện thật kỹ loại thì này. FQA đã tổng hợp những kiến thức căn bản nhất bạn cần biết để nắm chắc thì tương lai hoàn thành ở bài viết dưới đây.

Admin FQA

14/03/2024

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved