/

/

Lập dàn ý “Đây thôn Vĩ Dạ” - Hàn Mặc Tử cần có những thông tin gì?

Admin FQA

11/01/2023, 16:42

619

“Đây thôn Vĩ Dạ” - Một trong những sáng tác nổi bật của Hàn Mặc Tử. Không chỉ là một bài thơ tả cảnh, đó còn là lời bộc bạch, tâm sự của tác giả với độc giả. Là một tài năng trẻ trong phong trào Thơ mới, nhưng sự nghiệp văn học của ông lại sớm nở, chóng tàn theo chứng bệnh phong. Những gì ông để lại cho đời là những tập thơ đầy cảm xúc.

Cùng Admin tìm hiểu rõ hơn về tác giả, và tác phẩm “Đây thôn Vĩ Dạ” trong bài chia sẻ dưới đây nhé!

Là một trong những cây bút hàng đầu trong phong trào Thơ mới của Việt, cuộc đời ngắn ngủi của Hàn Mặc Tử luôn khiến nhiều người thương tiếc. Chính những đau thương, bệnh tật trong mình đã giúp Hàn Mặc Tử có được cái nhìn mới mẻ về cuộc đời và những suy nghĩ đầy “điên loạn”

Hàn Mặc Tử chỉ là bút danh của tác giả

Cuộc đời Hàn Mặc Tử

  • Hàn Mặc Tử hay Hàn Mạc Tử (tên khai sinh Nguyễn Trọng Trí; 22 tháng 9 năm 1912 – 11 tháng 11 năm 1940) quê quán tại Đồng Hới, Quảng Bình. Ngay từ nhỏ, tác giả đã theo cha đi khắp nơi và học hỏi được nhiều điều, ngắm nhìn nhiều cảnh đẹp về làng quê Việt Nam. Sau khi cha mất, Hàn Mặc Tử theo mẹ định cư tại Quy Nhơn, đến năm 21 tuổi ông quyết định vào Sài Gòn lập nghiệp. Sau đó ông bắt đầu đi làm, sáng tác thơ và mất khi mới 28 tuổi do mắc phải bệnh phong. 
  • Hàn Mặc Tử là một tên tuổi nổi bật trong phong trào Thơ mới 1932 - 1940. Đồng thời, là người khởi xướng Trường thơ Loạn và tiên phong của dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam. Ngoài ra, ông còn có các bút danh khác như: Lệ Thanh và Phong Trần.
  • Khi mới 16 tuổi, tài năng văn học của Hàn Mặc Tử đã được bộc lộ. Sau khi vào Sài Gòn làm phóng viên, ông làm quen với Mộng Cầm qua thư từ, do cô cũng làm thơ và hay gửi lên báo. Sau một thời gian, Hàn Mặc Tử quyết định ra Phan Thiết gặp Mộng Cầm. Một tình yêu lãng mạn, nên thơ nảy nở giữa hai người.
  • Hàn Mặc Tử cùng với Quách Tấn, Yến Lan, Chế Lan Viên được người đương thời ở Bình Định gọi là Bàn thành tứ hữu, nghĩa là Bốn người bạn ở thành Đồ Bàn.

Sự nghiệp văn học Hàn Mặc Tử

  • Hàn Mạc Tử là bút danh được tác giả dùng lâu và nhiều nhất. Cái tên này có nghĩa là chàng trai đứng sau bức rèm lạnh lẽo, trống trải. Sau đó, ông thêm bộ khuyến vào tên theo lời khuyên của bạn bè, chữ "Mạc" thành ra chữ "Mặc". Hàn Mặc Tử có nghĩa là "chàng trai bút nghiên"
  • Phong cách sáng tác: yêu đời hết mình, yêu quê, yêu người cho đến khao khát, cháy bỏng. Khát vọng sống mãnh liệt đến mức đau đớn không thể chịu nổi. Trong thơ Hàn, nhiều bài thơ có khuynh hướng vươn lên thế giới siêu nhiên, tôn giáo… nhưng đó là sự phóng chiếu ngược của khát vọng sống, khát vọng đồng cảm với cuộc đời…  Dù là khuynh hướng nào, sáng tác của Hàn Mặc Tử vẫn là chất thơ trong sáng, lấp lánh, giàu sức tưởng tượng, có ma lực và sức quyến rũ kỳ diệu đối với những độc giả trung thành của ông.
  • Ông là một trong những nhà thơ đầu tiên khởi xướng cách tân thơ ca của phong trào thơ mới. Các tác phẩm của ông đa dạng, muôn màu, kết hợp hình ảnh ngôn từ nổi bật, gợi liên tưởng và suy ngẫm phong phú. Ngoài bút pháp lãng mạn nhà thơ còn sử dụng bút pháp tượng trưng và yếu tố siêu thực.
  • Phong cách thơ với khiếu thẩm mỹ thú vị và niềm tự hào về sức sáng tạo của con người.
  • Các sáng tác của Hàn Mặc Tử, gồm có:
  1. Lệ Thanh thi tập (gồm toàn bộ các bài thơ Đường luật)
  2. Gái Quê (1936, tập thơ duy nhất được xuất bản lúc tác giả chưa qua đời)
  3. Thơ Điên (hay Đau Thương, thơ gồm ba tập: 1. Hương thơm; 2. Mật đắng; 3. Máu cuồng và hồn điên-1938)
  4. Xuân như ý
  5. Thượng Thanh Khí (thơ)
  6. Cẩm Châu Duyên
  7. Duyên kỳ ngộ (kịch thơ-1939)
  8. Quần tiên hội (kịch thơ, viết dở dang-1940)
  9. Chơi Giữa Mùa Trăng (tập thơ-văn xuôi)
  10. Ngoài ra còn có một số bài phóng sự, tạp văn, văn tế...

Đây thôn Vĩ Dạ là “Thư tình” mà Hàn Mặc Tử gửi đến mối tình đầu

  • Đây thôn Vĩ Dạ được trích ra từ tập thơ “Đau thương” (Thơ Điên)
  • Bài thơ được lấy cảm hứng từ mối tình đầu của tác giả cùng Mộng Cầm, người con gái ở thôn Vĩ Dạ, bên dòng sông Hương nơi xứ Huế thơ mộng và trữ tình.
  • Thể thơ: Thơ bảy chữ.
  • Nhan đề: Cách đặt tên như một lời giới thiệu của tác giả về thôn Vĩ Dạ. Không đơn giản chỉ miêu tả cảnh đẹp thôn Vĩ Dạ , mà còn là tình cảnh tác giả gửi đến người con gái nơi đây. 
  • Bố cục: 3 phần. Phần 1 (Khổ 1): Vườn Vĩ Dạ lúc ban mai trong suy nghĩ nhà thơ. Phần 2 (Khổ 2): Cảnh sông nước xứ Huế đêm trăng và cảm nhận của tác giả. Phần 3 (Khổ 3): Hình bóng khách đường xa và nỗi niềm mơ tưởng, hoài nghi.
  • Giá trị nội dung: Một bên là hình ảnh êm đềm, thơ mộng của cảnh vật thôn nhỏ Vĩ Dạ bên dòng sông Hương trong trí tưởng tượng của những ai xa xứ Huế. Qua đó còn thể hiện bao yêu thương, nhớ nhung, hy vọng của tác giả dành cho nơi đây. Mặt khác tác phẩm còn thể hiện tâm trạng nỗi buồn cô đơn của nhà thơ trong một mối tình xa cách, vô vọng. Đó cũng là tấm lòng chân thành của nhà thơ đối với thiên nhiên, cuộc sống và con người. 
  • Giá trị nghệ thuật:Nghệ thuật so sánh, nhân hóa, thủ pháp lấy động gợi tĩnh, sử dụng câu hỏi tu từ. Bút pháp tả thực, tượng trưng, lãng mạn, trữ tình, cùng trí tưởng tượng phong phú.

Trên đây là những thông tin khái quát về Đây thôn Vĩ Dạ và tác giả Hàn Mặc Tử. Các em cần sử dụng những thông tin trên để lập dàn ý phân tích tác phẩm. Tác phẩm này khá dài, bên cạnh thiên nhiên thì chủ thể con người cũng là nội dung quan trọng mà tác giả muốn thể hiện. Vì vậy, các đề phân tích tác phẩm có thể yêu cầu cảm nhận về 1 đoạn, 1 khổ hoặc cả bài thơ. 

Các thông tin cần đưa vào khi lập dàn ý cho bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”

Khi lập dàn ý phân tích tác phẩm, ngoài việc ghi nhớ nội dung chính, nghệ thuật, nhan đề tác phẩm còn gì cần đưa vào. Dưới đây là một số điểm nhấn mà các em cần đưa vào khi lập dàn ý phân tích tác phẩm này nhé!

  • Khổ 1: Cảnh vật và con người thôn Vĩ Dạ. Phân tích vào câu hỏi đầu tiên trong bài thơ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”. Đây là câu hỏi tu từ, hỏi không cần đáp. Đây vừa là lời mời mọc, vừa là lời trách nhẹ mà tác giả tự tượng tượng ra. Ở đây, cảnh vật, con người thôn Vĩ có đẹp đến đâu, nhưng nó chỉ còn trong suy nghĩ của tác giả. Lúc này, Hàn Mặc Tử đã bị bệnh và đang sống những ngày đau khổ, bệnh tật quấn thân tại nhà thương Quy Hòa
  • Khổ 2: Sông nước xứ Huế trong đêm trăng và tâm trạng nhà thơ. Ở đây, cái mà nhà thơ muốn truyền tải không chỉ là sự mơ mộng, đẹp đến nao lòng mà còn là tâm trạng tuyệt vọng của bản thân. Dường như cảnh đẹp, con người tốt đến đâu Hàn Mặc Tử cũng không có cơ hội để ngắm nhìn và trải nghiệm. Dù vậy, tác giả vẫn khao khát được sống, được cảm nhận bầu không khí nơi đây. 
  • Khổ 3: Cái kết về niềm mong ước gắn bó với cuộc sống trần gian của tác giả mãnh liệt mà vô vọng, đau đớn.
  • Nghệ thuật: Cách dùng từ uyển chuyển, chuyển cảnh giữa thực và mơ tài tình, khiến người đọc như bị tác giả “thôi miên”, mê hoặc không thoát ra được dòng cảm xúc của tác phẩm.

Dựa vào những thông tin và gợi ý ở trên, các em đã biết cách lập dàn ý Đây thôn Vĩ Dạ chưa? Nếu chưa hãy tiếp tục theo dõi Admin để được biết rõ cách nên dàn ý chi tiết phân tích bài thơ này như thế nào ở những phần sau nhé!

Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bài viết liên quan
new
Cụm động từ quen thuộc bắt đầu bằng chữ T mà bạn cần biết

Khám phá các cụm động từ quen thuộc bắt đầu bằng chữ "T" trong tiếng Anh, bao gồm định nghĩa và ví dụ minh họa chi tiết. Bài viết giúp bạn nắm vững và sử dụng các cụm động từ này một cách hiệu quả.

Admin FQA

15/05/2024

new
Cách dùng as soon as hay và chuẩn xác nhất

Tìm hiểu cách dùng cấu trúc “as soon as” trong tiếng Anh, bao gồm các dạng phổ biến và ví dụ minh họa chi tiết. Bài viết giúp bạn nắm vững và sử dụng cấu trúc này một cách hiệu quả.

Admin FQA

15/05/2024

new
Cách dùng cấu trúc “in spite of” hay và chuẩn xác nhất

Khám phá cách dùng cấu trúc “in spite of” trong tiếng Anh, bao gồm các dạng phổ biến và ví dụ minh họa chi tiết. Bài viết giúp bạn nắm vững và sử dụng cấu trúc này một cách hiệu quả.

Admin FQA

15/05/2024

new
Cách dùng suggest hay và chuẩn xác nhất

Khám phá cách dùng cấu trúc “suggest” trong tiếng Anh, bao gồm các dạng phổ biến và ví dụ minh họa chi tiết. Bài viết giúp bạn nắm vững và sử dụng cấu trúc này một cách hiệu quả.

Admin FQA

15/05/2024

new
Cấu trúc “difficult” hay và chuẩn xác nhất

Khám phá cấu trúc “difficult” trong tiếng Anh, cách sử dụng và ví dụ minh họa chi tiết. Bài viết cung cấp hướng dẫn rõ ràng giúp bạn nắm vững và sử dụng cấu trúc này một cách hiệu quả.

Admin FQA

15/05/2024

new
Cách dùng cấu trúc Stop hay và chuẩn xác nhất

Tìm hiểu cách dùng cấu trúc “Stop” trong tiếng Anh, bao gồm các dạng phổ biến và ví dụ minh họa chi tiết. Bài viết giúp bạn nắm vững và sử dụng cấu trúc này một cách hiệu quả.

Admin FQA

15/05/2024

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi