Admin FQA
15/12/2023, 13:38
Phản ứng AlCl3 dư + KOH tạo ra kết tủa Al(OH)3 thuộc loại phản ứng trao đổi đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bên cạnh đó là một số bài tập có liên quan về AlCl3 có lời giải, mời các bạn đón xem:
AlCl3 + 3KOH → Al(OH)3↓ + 3KCl
Phản ứng này thuộc loại phản ứng trao đổi.
- Điều kiện thường.
- AlCl3 dư.
- Có kết tủa keo trắng xuất hiện; kết tủa là Al(OH)3.
- Nhỏ từ từ dung dịch AlCl3 đến dư vào ống nghiệm có chứa dung dịch KOH.
Bước 1: Viết phương trình phân tử:
AlCl3 + 3KOH → Al(OH)3↓ + 3KCl
Bước 2: Viết phương trình ion đầy đủ bằng cách: chuyển các chất vừa dễ tan, vừa điện li mạnh thành ion; các chất điện li yếu, chất kết tủa, chất khí để nguyên dưới dạng phân tử:
Bước 3: Viết phương trình ion thu gọn từ phương trình ion đầy đủ bằng cách lược bỏ đi các ion giống nhau ở cả hai vế:
Xét phản ứng:
Dung dịch A + dung dịch B → Sản phẩm.
- Phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion.
- Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi các ion kết hợp được với nhau tạo thành ít nhất 1 trong số các chất sau:
+ Chất kết tủa.
+ Chất điện li yếu.
+ Chất khí.
Thí dụ:
+ Phản ứng tạo thành chất kết tủa:
Na2SO4 + BaCl2 → 2NaCl + BaSO4↓
+ Phản ứng tạo thành chất điện li yếu:
HCl + NaOH → NaCl + H2O
+ Phản ứng tạo thành chất khí:
Fe + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2↑
Phương pháp giải:
Quá trình phản ứng
Cách 1: Tính theo phương trình hóa học.
Cách 2: Xét tỉ lệ
Nếu k ≤ 3 thì khi đó
Nếu 3 < k < 4 thì khi đó
Cách 3: Ta có thể dùng sơ đồ phản ứng kết hợp với phương pháp bảo toàn nguyên tố, bảo toàn điện tích để giải nhanh.
Câu 1: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi:
A. các chất phản ứng phải là những chất dễ tan.
B. các chất phản ứng phải là những chất điện li mạnh.
C. một số ion trong dung dịch kết hợp được với nhau tạo thành chất kết tủa hoặc chất khí hoặc chất điện li yếu.
D. phản ứng không phải là thuận nghịch.
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi các ion kết hợp được với nhau tạo thành ít nhất một trong các chất sau: chất kết tủa, chất điện li yếu, chất khí.
Câu 2:Phương trình phản ứng: Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O có phương trình ion rút gọn là:
A.H+ + OH– → H2O
B. Ba2+ + 2OH– + 2H+ + 2Cl– → BaCl2 + 2H2O
C. Ba2+ + 2Cl– → BaCl2
D. Cl– + H+ → HCl
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
Phương trình phân tử:
Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O
Phương trình ion đầy đủ:
Ba2+ + 2OH– + 2H+ + 2Cl-→ Ba2+ + 2Cl- + 2H2O
Phương trình ion rút gọn:
H+ + OH– → H2O
Câu 3: Cho 100 ml dung dịch AlCl3 0,15M vào 250 ml dung dịch NaOH 0,2M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 1,56 B. 0,78
C. 1,17 D. 1,30
Hướng dẫn giải
Đáp án B
Phương trình hóa học:
Sau phản ứng, OH- dư: 0,05 – 0,045 = 0,005 mol
Sau phản ứng:
→ mkết tủa = 0,01.78 = 0,78 gam
Câu 4: Cho từ từ đến hết 100 ml dung dịch NaOH 1,5M vào 50 ml dung dịch AlCl3 1,5M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 12,4. B. 7,8.
C. 15,6. D. 3,9.
Hướng dẫn giải
Đáp án D
Xét tỉ lệ
Khi đó
Câu 5:Dùng hóa chất nào sau đây để phân biệt Zn(NO3)2 và Al(NO3)3 ?
A.Dung dịch NaOHB.Dung dịch Ba(OH)2
C.Dung dịch NH3D.Dung dịch nước vôi trong
Hướng dẫn giải
Đáp án C
Khi cho NH3 vào 2 dung dịch cả 2 dung dịch đều xuất hiện kết tủa hiđroxit, nhưng Zn(OH)2 tạo thành có khả năng tạo phức với NH3 nên kết tủa lại tan, còn với Al(OH)3 không tan trong NH3
Al(NO3)3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 ↓ + 3NH4NO3
Zn(NO3)2 + 2NH3 + 2H2O → Zn(OH)2↓ + 2NH4NO3
Dung dịch amoniac có khả năng hòa tan hiđroxit hay muối ít tan của một số kim loại (Ag, Cu, Zn), tạo thành các dung dịch phức chất.
Câu 6: Hiện tượng nào xảy ra khi cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3?
A. Ban đầu không thấy hiện tượng, sau đó kết tủa xuất hiện
B. Xuất hiện kết tủa keo trắng ngay lập tức, sau đó kết tủa tan dần
C. Ban đầu không thấy hiện tượng, sau đó kết tủa xuất hiện, rồi tan dần.
D. Xuất hiện kết tủa keo trắng ngay lập tức và không tan.
Hướng dẫn giải
Đáp án B
Ban đầu có kết tủa keo trắng ngay lập tức
3NaOH + AlCl3 → Al(OH)3↓ + 3NaCl
Khi NaOH dư, kết tủa tan dần
NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O
Câu 7:Để phân biệt dung dịch AlCl3 và dung dịch KCl ta dùng dung dịch
A.NaOH. B. HCl.
C.NaNO3 D. H2SO4.
Hướng dẫn giải
Đáp án A
Trích mẫu thử của hai dung dịch ra hai ống nghiệm có đánh số.
Nhỏ NaOH dư vào từng ống nghiệm
- Xuất hiện kết tủa trắng sau đó kết tủa tan: AlCl3
AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaCl
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
- Không có hiện tượng gì: KCl
Câu 8: Cho 3,24 gam Al2(SO4)3 phản ứng với 25 ml dung dịch NaOH thu được 0,78 gam kết tủa trắng. Nồng độ mol của dung dịch NaOH đã dùng là
A. 1,2M và 2,4M. B. 1,2M.
C. 2,8M. D. 1,2M và 2,8M.
Hướng dẫn giải
Đáp án D
= 0,01 mol → = 2. =0,02 mol
mà = = 0,01 mol < 0,02 nên có 2 trường hợp
Trường hợp 1: = 3. = 0,03 mol
→ CM NaOH = = 1,2M.
Trường hợp 2: = 4. – = 4.0,02 – 0,01 = 0,07 mol
→ CM NaOH = = 2,8M
Câu 9: Cho các phản ứng hóa học sau:
(1) NaHS + NaOH →
(2) Ba(HS)2 + KOH →
(3) Na2S + HCl →
(4) CuSO4 + Na2S →
(5) FeS + HCl →
(6) NH4HS + NaOH →
Các phản ứng đều có cùng một phương trình ion rút gọn là:
A. (3), (4), (5).
B. (1), (2).
C. (1), (2), (6).
D. (1), (6).
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
Câu10: Phương trình ion thu gọn: là của phản ứng xảy ra giữa cặp chất nào sau đây?
(1) CaCl2 + Na2CO3
(2) Ca(OH)2 + CO2
(3) Ca(HCO3)2 + NaOH
(4) Ca(NO3)2 + (NH4)2CO3
A. (1) và (2).
B. (2) và (3).
C. (1) và (4).
D. (2) và (4).
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
(1), (4) có cùng phương trình ion thu gọn là
(2)
(3)
Xem thêm các phương trình hóa học hay khác: