Admin FQA
15/12/2023, 13:38
Phản ứng CuSO4 + Al hay CuSO4 ra Cu hoặc CuSO4 ra Al2(SO4)3 hoặc Al ra Al2(SO4)3 hoặc Al ra Cu thuộc loại phản ứng oxi hóa khử, phản ứng thế đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bên cạnh đó là một số bài tập có liên quan về CuSO4 có lời giải, mời các bạn đón xem:
Điều kiện phản ứng
- Nhiệt độ phòng.
Cách thực hiện phản ứng
- Cho thanh nhôm vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4.
Hiện tượng nhận biết phản ứng
- Dung dịch bị nhạt màu và có chất rắn màu nâu đỏ bám bên ngoài lá nhôm.
Bạn có biết
- Các kim loại đứng trước đồng trong dãy hoạt động hóa học tác dụng với muối đồng đẩy đông ra khỏi muối thấy có màu nâu đỏ bám bên ngoài thanh kim loại.
Ví dụ 1: Thả một mảnh nhôm vào dung dịch CuSO4 xảy ra hiện tượng gì?
A. Không có hiện tượng
B. Có chất rắn màu trắng bám bên ngoài lá nhôm, màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần
C. Có chất rắn màu nâu đỏ bám bên ngoài lá nhôm, màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần
D. Có khí không màu thoát ra, dung dịch không đổi màu
Đáp án C
Hướng dẫn giải:
Phương trình phản ứng:
2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu (kết tủa nâu đỏ)
Như vậy hiện tượng phản ứng là: Có chất rắn màu nâu đỏ chính là Đồng bám bên ngoài lá nhôm, màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần
Ví dụ 2: Nhúng một lá nhôm vào dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, lấy lá nhôm ra khỏi dung dịch thì thấy khối lượng dung dịch giảm 1,38 gám. Khối lượng của Al đã tham gia phản ứng là
A. 0,27 gam; B. 0,81 gam;
C. 0,54 gam; D. 1,08 gam.
Đáp án C
Hướng dẫn giải:
2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu
2 mol 3 mol
x mol 3x/2
(3x/2). 64 − 27x = 1,38 → x = 0,02(mol); mAl = 0,54(gam).
Ví dụ 3: Nhúng một thanh nhôm nặng 45 gam vào 400 ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau một thời gian lấy thanh nhôm ra cân lại thấy nặng 46,38 gam. Khối lượng Cu thoát ra là:
A. 0,64 gam. B. 1,28 gam.
C. 1,92 gam. D. 2,56 gam.
Đáp án C
Hướng dẫn giải:
2Al + 3Cu2+ → 2Al3+ + 3Cu
x → 1,5x → 1,5x2
⇒ msau - mtrước = 64. 1,5x - 27x = 46,38 - 45
⇒ x = 0,02 mol ⇒ nCu pứ = 1,5. 0,02. 64 = 1,92 g
Xem thêm các phương trình hóa học hay khác: