“Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy”. (T. Sêkhốp).<br><br>Bằng những kiến thức đã học và qua các tác phẩm anh/chị biết, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

ADS
thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của lehoaiphuonganh16
  • Câu trả lời phải chính xác, đầy đủ dựa trên kiến thức xác thực:
    • ✔ Đối với câu hỏi trắc nghiệm: Đưa đáp án lựa chọn + giải thích lý do chọn đáp án.
    • ✔ Đối với câu hỏi tự luận: Đưa lời giải và đáp án cho câu hỏi.
    • ✔ Đối với câu hỏi trả lời ngắn: Đưa ra đáp án + giải thích lý do.
    • ✔ Chấp nhận sử dụng ảnh do thành viên viết tay, ảnh cần rõ nét, không bị mờ, vỡ ảnh.
  • Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu.
  • Tránh đưa ra các ý kiến cá nhân mang tính chất chủ quan.
  • Nếu sử dụng thông tin từ nguồn khác, phải trích dẫn nguồn đầy đủ và chính xác.
  • Tuyệt đối không được sao chép các thông tin từ các trang khác, từ AI hoặc chatGPT.
ADS
CÂU TRẢ LỜI
avatar
level icon
tranguyen007

21/02/2023

1. Yêu cầu về kĩ năng:

- Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học.

- Bố cục và hệ thống ý sáng rõ.

- Biết vận dụng, phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Đặc biệt nắm vững thao tác phân tích, chứng minh để làm sáng rõ vấn đề.

- Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày bài rõ ràng.

2. Yêu cầu về nội dung:

2.1. Giải thích ý kiến: (2.0 điểm)

- Người nghệ sĩ chân chính: là người ý thức được thiên chức của mình trong quá trình sáng tạo là “nâng đỡ cái phần tốt đẹp để trong đời có nhiều công bằng và yêu thương hơn”, tác phẩm của họ sinh ra là vì con người, hướng đến cuộc sống tốt đẹp của con người.

- Sê-khốp coi tinh thần nhân đạo là phẩm chất bắt buộc phải có trong mỗi người cầm bút, là tiêu chuẩn, điều kiện để đánh giá mức độ chân chính của nhà văn (chú ý cách diễn đạt: một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy – thể hiện rõ tính chất bắt buộc). Nói cách khác, nếu không có lòng nhân đạo thì không thể trở thành nhà văn chân chính.

- Hơn nữa, Sê-khốp còn đòi hỏi tình cảm nhân đạo ở người nghệ sĩ phải là thứ căn bản, có chiều sâu từ trong cốt tủy chứ không chỉ là tình cảm nông cạn, hời hợt, mơ hồ. Tình càm nhân đạo trở thành phẩm chất không thể thiếu của ngư

2.2. Bình luận: (3.0 điểm)

* Ý kiến của T. Sêkhốp hoàn toàn đúng đắn vì:

- Tác phẩm văn học chân chính thể hiện cái tâm của người nghệ sĩ, phải hàm chứa tinh thần nhân văn sâu sắc, chứa đựng niềm vui, nỗi khổ đau của con người. Tác phẩm văn học chỉ có ý nghĩa khi mục đích sáng tác của nhà văn là nhằm phục vụ cuộc sống con người (“…Văn chương sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có”).

- Một trong những chức năng cơ bản của văn học là giáo dục, là cứu vớt con người. Trong thực tế, không gì có sức mạnh giáo dục con người bằng chính tình cảm của con người. Do vậy phải xuất phát từ tình cảm chân thực.

- Mỗi văn bản văn học bắt đầu bằng sự rung động cực điểm của tâm hồn người nghệ sĩ. Phải sẵn mang trong lòng mối thương cảm sâu sắc với cuộc đời, người nghệ sĩ mới có thể cầm bút và bắt đầu quá trình sáng tạo (“Thơ phát khởi từ trong lòng người ta” hay “Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần”). Nhà văn phải là người sống sâu sắc với cuộc đời, với nhiều số phận, cảnh ngộ, phải hòa với cuộc đời và viết văn vì cuộc đời, luôn giữ cho cái tâm trong sáng.

- Từ phía tâm lí tiếp nhận của độc giả: Độc giả luôn mong đợi những trang viết chứa đựng lòng yêu thương chân thành của nhà văn. Chỉ những trang viết như thế mới có sức sống lâu bền trong lòng độc giả. Tác phẩm của nhà văn sẽ làm cho tâm hồn người đọc thêm trong sáng, phong phú.

- Ý kiến của Sêkhốp không có nghĩa là phủ nhận những phẩm chất khác của người nghệ sĩ mà muốn nhấn mạnh và đề cao tình cảm nhân đạo như là yếu tố đầu tiên không thể thiếu của người nghệ sĩ (Chú ý cách nói phải có chứ không phải chỉ có).

2.3. Chứng minh: (6.0 điểm)

* Học sinh chọn một vài tác phẩm (ít nhất 2), phân tích làm nổi bật tinh thần nhân đạo sâu sắc của tác giả. Tập trung vào những biểu hiện cơ bản:

- Tố cáo tội ác của các thế lực chà đạp lên quyền sống của con người.

- Ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của con người.

- Thể hiện những ước mơ , khát khao hạnh phúc , khát vọng vươn lên của họ.

- Miêu tả, thể hiện những điều trên bằng một thái độ cảm thông, bằng tình cảm yêu thương, xót xa, bênh vực.

* Lưu ý: Không chấp nhận những bài làm phân tích chung chung, phân tích hết cả tác phẩm…

2.4. Đánh giá, mở rộng vấn đề: (1.5 điểm)

- T. Sêkhôp hoàn toàn có lí khi đề cao phẩm chất nhân đạo của nhà văn.

* Lí do:

- Tác phẩm văn học chân chính phải hàm chứa tinh thần nhân văn sâu sắc, chứa đựng niềm vui, nỗi khổ của con người.

- Một trong những chức năng quan trọng của văn học là giáo dục, là cứu vớt con người. Do đó, phải xuất phát từ tình cảm chân thực.

- Mỗi văn bản văn học bắt đầu bằng sự rung động cực điểm của tâm hồn người nghệ sĩ. Họ sẵn mang trong lòng mối thương cảm sâu sắc với cuộc đời, người nghệ sĩ mới có thể cầm bút và bắt đầu quá trình sáng tạo.

- Về phía người tiếp nhận: luôn mong đợi những trang viết chứa đựng lòng yêu thương chân thành.

2.5. Kết luận: (0.5 điểm)

Với những sáng tác trên và còn nhiều sáng tác nữa, người đọc có thể cảm nhận được tấm lòng yêu thương con người của các nhà văn. Điều đó đã góp phần khẳng đinh ý kiến của T. Sêkhốp hoàn toàn đúng đắn.

3. Biểu điểm:

- Điểm Giỏi (10 – 12): Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Kiến thức lí luận chắc, hiểu sâu về vấn đề, trình bày được các ý sâu sắc và phong phú. Phân tích sâu, kĩ, có cảm xúc các tác phẩm phù hợp để nêu bật vấn đề. Có sáng tạo, cá tính trong hình thức và nội dung bài làm. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, nêu bật luận đề, luận điểm; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, có thể còn mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt, dùng từ.

- Điểm Khá (7 – 9): Đáp ứng khá các yêu cầu của đề. Hiểu vấn đề, chọn được một số tác phẩm phù hợp để làm rõ vấn đề nhưng ý chưa phong phú, phân tích chưa thật kĩ, văn chưa cảm xúc; bố cục hợp lý, lập luận tương đối chặt chẽ, có thể còn mắc một số lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

- Điểm Trung bình (6): Đáp ứng cơ bản các yêu cầu của đề. Hiểu vấn đề nhưng ý chưa sâu, chưa phong phú. Có chú ý nêu bật luận điểm nhưng phân tích tác phẩm chưa sâu, chưa kĩ. Bố cục hợp lý, lập luận tương đối chặt chẽ, còn mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

- Điểm Yếu (4 – 5): Bài làm ít ý, chưa chú ý làm rõ luận đề. Phân tích sơ sài, ít dẫn chứng. Lập luận tạm được, còn mắc nhiều lỗi về dùng từ, chính tả, ngữ pháp.

- Điểm Kém (1 – 3): Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề, sa vào việc phân tích chung về tác phẩm; chọn và phân tích tác phẩm để chứng minh thiếu thuyết phục, bố cục không hợp lý, diễn đạt còn hạn chế,…

- Điểm 0: Bỏ giấy trắng.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
ADS

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

logo footer
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
app store ch play
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi