25/05/2023
25/05/2023
Khi còn trẻ chúng ta thường sống thiên về hướng ngoại, vui chơi, tán ngẫu và thích trải nghiệm những cảm giác, cảm xúc bên ngoài. Nhưng khi chúng ta càng trưởng thành, thì chúng ta có xu hướng sống hướng về bên trong của mình hơn. Chúng ta thường có nhu cầu đặt câu hỏi: TẠI SAO? Tại sao anh không hiểu em? Tại sao bố mẹ không hiểu con? Tại sao bạn không hiểu tôi?... Và hàng vạn câu hỏi tại sao cứ diễn ra liên tục…
Bạn có đồng ý với tôi rằng, khi bạn càng trưởng thành, số lượng và chất lượng mối quan hệ những người bạn của bạn sẽ tỉ lệ nghịch với nhau không? Bạn càng trưởng thành thì bạn càng ít bạn bè hơn, nhưng thay vào đó bạn có những người bạn chất lượng hơn. Sẽ không quá khó hiểu khi bạn có nhu cầu được thấu hiểu hơn.
Thật sự chỉ khi nào bạn có độ chín về mặt trưởng thành hoặc có ai đó gợi mở, bạn mới chịu ngồi xuống để lắng nghe tiếng nói bên trong mình. Thay vì đặt câu hỏi cho người khác hãy tự đặt câu hỏi cho chính mình: Bạn đã biết mình muốn gì chưa? Bạn muốn người khác hiểu bạn như thế nào? Bạn muốn bản thân mình trở thành con người ra sao? Tất cả những điều đó cần được bóc tách để bạn thấu hiếu nội tâm bên trong chính mình hơn.
Bởi "nếu bạn không thể thấu hiểu, thì bạn chẳng thể yêu thương"
Thực tế, trong một đoạn văn đơn giản nhưng sâu sắc, thiền sư Thích Nhất Hạnh nói rằng, con đường của tình yêu thương là một trong những trải nghiệm phức tạp và đáng trân quý nhất của con người. Yêu thương chính là một tên gọi khác của sự thấu hiểu. Yêu thương một người nghĩa là thấu hiểu mọi nỗi khổ đau mà người đó phải chịu đựng.
Không phải ai cũng dễ dàng hiểu được điều này, thiền sư Thích Nhất Hạnh giải thích nó một cách thông minh với sự ẩn dụ đầy thâm thúy: "Nếu bạn đổ một thìa muối đầy vào cốc nước, nước sẽ mặn đến nỗi không thể uống. Nếu bạn đổ một thìa muối xuống sông, người ta vẫn có thể lấy nước sông tắm rửa, nấu nướng và uống... Sông rất bao la và có thể dung chứa được nhiều thứ. Khi trái tim ta quá nhỏ bé, sự hiểu biết và từ bi có giới hạn và chúng ta phải chịu đựng nhiều thứ. Khi đó, chúng ta không chấp nhận hay tha thứ cho người khác bởi những thiếu sót của họ và chúng ta yêu cầu họ thay đổi. Nhưng khi trái tim chúng ta mở rộng, những điều tương tự không làm chúng ta đau khổ nữa. Chúng ta hiểu biết và từ bi hơn, có thể bao dung người khác. Chúng ta chấp nhận người khác như họ vốn là và cho họ thêm cơ hội để thay đổi...".
Câu hỏi dành cho mọi người là: Chúng ta có thể cam kết hiểu sự đau khổ của người khác như thế nào? Thiền sư nói rằng: "Khi chúng ta hỗ trợ hạnh phúc của chính chính mình, chúng ta đang nuôi dưỡng khả năng yêu thương người khác. Đó là lý do tại sao yêu thương mọi người cũng có nghĩa là nghệ thuật nuôi dưỡng hạnh phúc. Hiểu sự đau khổ của người khác là món quà tốt nhất bạn có thể dành tặng họ. Hiểu là tên gọi khác của yêu thương. Nếu không thể hiểu, bạn không thể yêu thương".
"Nếu cha mẹ của chúng ta không yêu thương và thấu hiểu lẫn nhau, làm cách nào chúng ta có thể biết tình yêu thực sự như thế nào? Di sản quý giá nhất mà cha mẹ có thể cho con mình là hạnh phúc của chính họ. Cha mẹ có thể để lại tài sản, tiền bạc cho con, nhưng nếu họ không phải là những người hạnh phúc, con cái họ cũng khó trở thành những người hạnh phúc. Nếu chúng ta có những người cha, người mẹ hạnh phúc, chúng ta có thể được kế thừa tất cả sự hạnh phúc của họ".
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời