Làm sao để có câu trả lời hay nhất?
13/10/2023
13/10/2023
PHIẾU HỌC TẬP BÀI “ĐƯỜNG VỀ QUÊ MẸ”
SỐ 1: TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả: Đoàn Văn Cừ: Sinh năm 1913, mất năm 2004.
2. Tác phẩm:
- Xuất xứ: Xuất xứ: Trích trong Thơ Đoàn Văn Cừ , In trong tập “ Thôn ca” năm 1942.
- Thể loại: thơ 7 chữ.
- Bố cục: 4 phần
+ Phần 1 (khổ 1): Không gian , thời gian khi “tôi “ về quê.
+ Phần 2 (khổ 2, 4): Bức tranh thiên nhiên và con người nơi làng quê.
+ Phần 3 (khổ 3,5): Hình ảnh người mẹ trên con đường về quê.
+ Phần 4 (khổ 6 ): Những tâm tư, tình cảm của tác giả về nơi cội nguồn.
- Nhân vật trữ tình: Người con - “tôi”, “chúng tôi”
- Nhan đề: Một hình ảnh gắn với nỗi nhớ sâu đậm trong kí ức tuổi thơ của tác giả
SỐ 2: ĐỌC HIỂU CHI TIẾT
1. Hoàn cảnh về quê (khổ 1):
- Thời gian: mùa xuân
- Không gian: Mẹ đưa “tôi” về quê ngoại vào mỗi mùa xuân để nhận họ hàng.
2. Bức tranh thiên nhiên và con người( kẻ bảng)
- Các hình ảnh, chi tiết về thiên nhiên và con người trong bài thơ:
+ Chi tiết về thiên nhiên: rặng đề, dòng sông, cồn xanh, bãi mía, xóm chợ, trời xanh, cò trắng.
+ Chi tiết về con người: người lao động hăng say làm việc, trang phục, tính cách của người mẹ.
- Bài thơ là một bức tranh tả thực, sống động tái hiện lại cảnh làng quê Việt Nam xưa. Nó đẹp một cách bình dị, gần gũi, thân thương. Khung cảnh về làng quê, con người ấy rực rỡ, nhộn nhịp nhưng ta vẫn thấy đâu đó trong các câu thơ vẫn ẩn chứa những nỗi buồn man mac, sự cô đơn của tác giả. Đồng thời bài thơ cũng thể hiện nỗi lòng biết ơn quá khứ, biết ơn người mẹ của tác giả.
=> Đó đều là những hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam xưa. Những khung cảnh, bình dị, gần gũi.
3.
- Tà áo nâu in giữa cánh đồng: từ “in” làm nổi bật hình ảnh người mẹ trên cánh đồng
- Gió chiều cuốn bụi bốc sau lưng: buổi chiều lộng gió. “Bụi bốc sau lưng” làm hình ảnh người mẹ mờ đi khi nhìn vào để làm tiền đề cho câu thơ sau “Bóng u hay bóng người thôn nữ”: u đẹp như người thôn nữ => tăng cường nhấn mạnh vẻ đẹp của người mẹ.
- Cúi nón mang đi cặp má hồng: chú ý từ “mang đi”. Hãy tưởng tượng và nêu cảm nhận của em. Ví dụ: Theo cách dùng thông thường, “mang đi” không thể dùng với bộ phận thân thể được mà chỉ có thể dùng với đồ vật, con vật,… Xét thêm bối cảnh là gió bụi bốc lên, ta có thể hiểu là tác giả muốn nhấn mạnh vào cặp má xinh đẹp của người mẹ, cặp má đó nổi bật lên trên bóng người mẹ, người mẹ muốn cặp má không bám bụi bẩn.
13/10/2023
SỐ 1: TÌM HIỂU CHUNG:
SỐ 2: ĐỌC HIỂU CHI TIẾT
Nghệ thuật: Sử dụng hình ảnh mô tả chi tiết và sống động để tái hiện bức tranh thiên nhiên và con người.
Nhận xét: Tác giả đã tạo nên một bức tranh sống động về quê hương, kết hợp giữa thiên nhiên và con người. Bức tranh này mang đến cho người đọc cảm giác thân thuộc và ấm áp.
13/10/2023
SỐ 1: TÌM HIỂU CHUNG:
SỐ 2: ĐỌC HIỂU CHI TIẾT
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
5 giờ trước
6 giờ trước
7 giờ trước
Top thành viên trả lời