Dàn ý phân tích cấu tứ của bài thơ "Sang thu" hoặc tác phẩm nào khác ngoài : nhớ đồng, tràng giang, từ ấy, mùa xuân nho nhỏ. Gấp giúp em mn ơi😭.

ADS
Trả lời câu hỏi của Nguyễn Song Hương
  • Câu trả lời phải chính xác, đầy đủ dựa trên kiến thức xác thực:
    • ✔ Đối với câu hỏi trắc nghiệm: Đưa đáp án lựa chọn + giải thích lý do chọn đáp án.
    • ✔ Đối với câu hỏi tự luận: Đưa lời giải và đáp án cho câu hỏi.
    • ✔ Đối với câu hỏi trả lời ngắn: Đưa ra đáp án + giải thích lý do.
    • ✔ Chấp nhận sử dụng ảnh do thành viên viết tay, ảnh cần rõ nét, không bị mờ, vỡ ảnh.
  • Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu.
  • Tránh đưa ra các ý kiến cá nhân mang tính chất chủ quan.
  • Nếu sử dụng thông tin từ nguồn khác, phải trích dẫn nguồn đầy đủ và chính xác.
  • Tuyệt đối không được sao chép các thông tin từ các trang khác, từ AI hoặc chatGPT.
ADS
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

23/10/2023

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Dàn ý phân tích cấu tứ của bài thơ "Sáng thu": I. Giới thiệu: - Giới thiệu tác phẩm "Sáng thu" và tác giả. - Đưa ra nhận định về tác phẩm. II. Phân tích cấu tứ của bài thơ: 1. Khổ thơ đầu tiên: - Phân tích nghĩa của từ "sáng thu". - Nhận xét về hình ảnh mùa thu được miêu tả trong khổ thơ này. 2. Khổ thơ thứ hai: - Phân tích nghĩa của từ "đồng". - Nhận xét về hình ảnh đồng quê trong khổ thơ này. 3. Khổ thơ thứ ba: - Phân tích nghĩa của từ "tràng giang". - Nhận xét về hình ảnh sông nước trong khổ thơ này. 4. Khổ thơ cuối cùng: - Phân tích nghĩa của từ "từ ấy". - Nhận xét về ý nghĩa của câu thơ này trong bài thơ. III. Tổng kết: - Tóm tắt lại ý nghĩa chung của bài thơ "Sáng thu". - Nhận xét về cách sắp xếp cấu tứ trong bài thơ. Lưu ý: Dàn ý trên chỉ áp dụng cho bài thơ "Sáng thu". Nếu bạn muốn phân tích cấu tứ của một tác phẩm khác, hãy cung cấp tên tác phẩm đó để tôi có thể giúp bạn chi tiết hơn.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
hoangkhoi

24/10/2023

Câu trả lời uy tín

I. Mở bài:
giới thiệu chủ đề bài nghị luận: bài thơ sang thu của Hữu Thỉnh
II. Thân bài:
1. giới thiệu tác giả + tác phẩm:
2. nội dung khái quát bài thơ
3. phân tích từng câu:
+ Những cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu của đất trời.a. Thiên nhiên được cảm nhận từ những gì vô hình:Hương ổi phả trong gió se (se lạnh và hơi khô). “Hương ổi” là làn hương đặc biệt của mùa thu miền Bắc được cảm nhận từ mùi ổi chín rộ.Từ “phả”: Động từ có nghĩa là toả vào, trộn lẫn
→ gợi mùi hương ổi ở độ đậm nhất, thơm nồng quyến rũ, hoà vào trong gió heo may của mùa thu, lan toả khắp không gian tạo ra một mùi thơm ngọt mát- hương thơm nồng nàn hấp dẫn của những vườn cây sum suê trái ngọt ở nông thôn Việt Nam.
- Sương chùng chình: Những hạt sương nhỏ li ti giăng mắc như một làm sương mỏng nhẹ nhàng trôi, đang “cố ý” chậm lại thong thả, nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm sang thu. Hạt sương sớm mai cũng như có tâm hồn

b. Cảm xúc của nhà thơ:Kết hợp một loạt các từ: “Bỗng, phả, hình như” thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng trước thoáng đi bất chợt của mùa thu. Nhà thơ giật mình, hơi bối rối, hình như còn có chút gì chưa thật rõ ràng trong cảm nhận. Vì đó là những cảm nhận nhẹ nhàng, thoáng qua. hay là vì quá đột ngột mà tác giả chưa nhận ra? Tâm hồn thi sĩ biến chuyển nhịp nhàng với phút giao mùa của cảnh vật. Từng cảnh sang thu thấp thoáng hồn người: Chùng chình, bịn rịn, lưu luyến, bâng khuâng…

Khổ 2: Hình ảnh thiên nhiên sang thu được nhà thơ phát hiện bằng những hình ảnh quen thuộc làm nên một bức tranh mùa thu đẹp đẽ và trong sáng:
-Dòng sông quê hương thướt tha mềm mại, hiền hoà trôi một cách nhàn hạ, thanh thản
→ gợi lên vẻ đẹp êm dịu của bức tranh thiên nhiên mùa thu.Đối lập với hình ảnh trên là những cánh chim chiều bắt đầu vội vã bay về phương nam tránh rét trong buổi hoàng hôn.
Mây được miêu tả qua sự liên tưởng độc đáo bằng tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết:“Có đám mây mùa hạ. Vắt nửa mình sang thu”
→ Gợi hình ảnh một làn mây mỏng, nhẹ, kéo dài của mùa hạ còn sót lại như lưu luyến. Không phải vẻ đẹp của mùa hạ cũng chưa hẳn là vẻ đẹp của mùa thu mà đó là vẻ đẹp của thời khắc giao mùa được sáng tạo từ một hồn thơ tinh tế và nhạy cảm đang say thời khắc giao mùa này.

Khổ 3: Thiên nhiên sang thu còn được gợi ra qua hình ảnh cụ thể: Nắng – mưa:Nắng – hình ảnh cụ thể của mùa hạ. Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng đã nhạt dần, yếu dần bởi gió se đã đến chứ không chói chang, dữ dội, gay gắt.Mưa cũng đã ít đi. Cơn mưa mùa hạ thường bất ngờ chợt đến rồi lại chợt đi. Từ “vơi” có giá trị gợi tả, diễn tả cái thưa dần, ít dần, hết dần những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ của mùa hạ.
Hình ảnh ẩn dụ: “Sấm cũng bớt bất ngờ. Trên hàng cây đứng tuổi”Ý nghĩa tả thực:
Hình tượng sấm thường xuất hiện bất ngờ đi liền với những cơn mưa rào chỉ có ở mùa hạ (sấm cuối mùa, sấm cuối hạ cũng bớt đi, ít đi lúc sang thu).
Ý nghĩa ẩn dụ: Sấm: Những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. “Hàng cây đứng tuổi” gợi tả những con người từng trải đã từng vượt qua những khó khăn, những thăng trầm của cuộc đời. Qua đó, con người càng trở nên vững vàng hơn.
→ Gợi cảm xúc tiếc nuối

- Cấu tứ của bài thơ: miêu tả vẻ đẹp của mùa thu một cách lãng mạn tinh tế
=> Đánh giá: bài thơ là một nét chấm phá đặc sắc trong các bài thơ miêu tả thiên nhiên nói chung. Sang thu cũng tạo được chỗ đứng trong lòng độc giả với các miêu tả vô cùng tinh tế, chi tiết. Hỉnh ảnh chân thực sống động, lột tả được vẻ đẹp mùa thuCác nét đặc sắc nhất của mùa thu được tác giả miêu tả nhẹ nhàng nhưng rất sâu sắc=> khiến cho người đọc như nghiệm ra được nhiều điều mà trước nay mình đã coi là quen thuộc, đến tận lúc đọc được tác phẩm thì mới ngộ ra rằng thì ra nó chính là "mùa thu"
- Hình ảnh trong bài thơ "Sang thu" mô tả sự chuyển đổi từ mùa hè sang mùa thu. Hương ổi và gió se phả vào nhau, tạo ra một không khí thu mát mẻ. Đây là hình ảnh tượng trưng cho sự thay đổi của mùa. Sương mù chùng chình qua ngõ, tạo nên cảm giác thu đã đến.- Hình ảnh này tạo ra một bầu không khí mờ mờ, u ám, đồng thời kết hợp với hương ổi và gió se để tạo nên cảm giác thu. Sông trở nên êm đềm, chim bắt đầu di chuyển nhanh hơn, đám mây mùa hạ dần chuyển sang mùa thu. Đây là những biểu hiện của sự thay đổi trong thiên nhiên khi mùa thu đến. Mặc dù vẫn còn ánh nắng, nhưng nó đã dần dần giảm đi sau cơn mưa. Sấm cũng không còn bất ngờ như trước đây. Trên hàng cây, những cây cối đã đứng tuổi. Đây là những hình ảnh tượng trưng cho sự chuyển đổi từ mùa hè nóng bức sang mùa thu yên bình và thanh tịnh.

=>Hình ảnh trong bài thơ "Sang thu" tạo ra một không gian thu với những biểu hiện của sự chuyển đổi từ mùa hè sang mùa thu, mang đến cảm giác yên bình và thanh tịnh, mang lại cảm xúc tươi vui, giàu hình ảnh.
III.Kết bài: Nhận xét, nêu cảm xúc của bản thân. 

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
ADS
avatar
level icon
socutee

23/10/2023

1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về nhà thơ Hữu Thỉnh và bài thơ “ Sang thu ” 2. Thân bài: a. Phân tích dấu hiệu nhận biết thu sang – Hương vị quen thuộc gắn liền với mùa thu: hương ổi – Xuất hiện đặc điểm thời tiết đặc trưng của mùa thu: gió heo may se lạnh, sương mù - Tâm trạng của con người: +Những tín hiệu thu sang nhưng nó rất nhẹ nhàng, mơ hồ nên nhà thơ vẫn băn khoăn tự hỏi: “Hình như thu đã về?” + Tình thái từ “hình như” và câu hỏi tu từ -> cảm giác hoài nghi, bối rối khi nhận ra mùa thu b. Quang cảnh trời đất khi sang thu – Hai câu đầu: dấu hiệu của mùa thu không còn mơ hồ, mờ ảo mà đã rõ nét hơn + Không gian: cao hơn, xa rộng hơn với bầu trời và dòng sông + Cấu trúc đối nhịp nhàng, phép nhân hóa: Sông được lúc dềnh dàng – Chim bắt đầu vội vã. -Hai câu sau: bức tranh giao mùa tuyệt đẹp: + Thu đang ở nơi cửa ngõ nên đám mây mới chỉ vắt nửa mình. + Cụm từ “vắt nửa mình”, gợi đám mây như một dải lụa mềm mại, bồng bềnh vắt sang bầu trời thu → dùng hình ảnh của không gian: đám mây, để diễn tả sự vận động của thời gian. c.Phân tích những chiêm nghiệm về cuộc đời của nhà thơ – Nắng, mưa hay sấm đều là những tác động bất ngờ và bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời- Khi con người đã từng trải sẽ vững vàng, kiên cường hơn và không bị bất ngờ trước những bất thường của cuộc sống. 3. Kết bài: – Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

logo footer
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
app store ch play
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi