Làm sao để có câu trả lời hay nhất?
28/10/2023
28/10/2023
28/10/2023
Người lính là một trong những hình ảnh từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác bất tận cho bao nhà thơ, nhà văn. Một trong số đó chúng ta phải nhắc đến chính là bài thơ Đồng Chí của tác giả Chính Hữu. Bài thơ đã khắc họa lên tình cảm đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn vô cùng đẹp.
Mở đầu bài thơ là hoàn cảnh quen nhau của tình bạn tri kỷ:
Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí!
Những người lính ở đây là những người nông dân nghèo khổ, cùng chung một nguồn gốc xuất thân từ nơi: "nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá" vô cùng chất phác, giản dị, mộc mạc. Chính chiến tranh đã đưa những người nông dân này trở thành chiến sĩ ra trận cùng nhau, thân quen nhau và trở thành đôi bạn thân thiết như người thân một nhà. Bởi ở họ đều có một điểm chung là lòng yêu nước, ghét giặc và ý chí chiến đấu quyết tâm để thoát khỏi sự đô hộ của thực dân Pháp, cùng nhau tự nguyện nhập ngũ để rồi quen biết nhau, cùng kề vai sát cánh, chiến đấu trên mọi mặt trận, mọi ngả đường, sống chết có nhau, chia sẻ với nhau từ những điều nhỏ nhặt nhất như chiếc chăn để cùng nhau trở thành đôi bạn tri kỉ. "Đồng chí!" hai tiếng đồng chí vang lên thật thiêng liêng làm sao để khẳng định cho tình bạn gắn bó keo sơn của hai người chiến sĩ từ sự thấy hiểu đến việc cùng chung lí tưởng. Hình ảnh người chiến sĩ được phác họa lại thực sự chất phác, một mạc, giản dị nhưng giàu tình cảm khiến người đọc không thể không động lòng.
Những người lính này ra trận bỏ lại phía sau lưng là quê hương, gia đình, bạn bè, con cái, là cuộc sống thường nhật:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
Anh với tôi từng cơn ớn lạnh
Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi
<iframe class="ql-video" frameborder="0" allowfullscreen="true"></iframe>Giọng thơ thủ thỉ tâm tình cùng với những hình ảnh giản dị quen thuộc cho thấy những người lính vốn là những người nông dân quen chân lấm tay bùn, gắn bới với căn nhà cùng những thửa ruộng. Nhưng khi tổ quốc cần, họ sẵn sàng từ bỏ mọi thứ là những gì thân thuộc nhất để ra đi làm nhiệm vụ cao cả. Từ "Mặc kệ" cho thấy ý chí quyết tâm dứt áo ra đi của người lính. Nhưng sâu xa trong lòng, họ vẫn vô cùng da diết nhớ quê hương. Ở ngoài mặt trận, họ hình dung thấy căn nhà của mình không vững mà bị gió lung lay. Khi người chiến sĩ quay lại thực tại chiến đấu cũng là lúc mà họ phải đối diện với những dịch bệnh vô cùng nguy hiểm như sốt rét (từng cơn lớn lạnh, sốt run người, trán đẫm mồ hôi) trong hoàn cảnh chiến đấu khắc nghiệt, gian khổ, khó khăn.
Không chỉ dừng lại ở những cơn sốt rét từng mà người lính còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khác:
Áo anh rách va
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!
Vùng núi rừng Tây Bắc là một địa hình vô cùng hiểm trở, những người lính đã phải chịu rất nhiều khó khăn và gian khổ. Trong điều kiện mà thuốc men, lương thực vô cùng thiếu thốn. Người chiến sĩ khi ra trận chiến đấu đem lại hòa bình cho tổ quốc, một nhiệm vụ cao cả như thế mà còn không có lấy một manh áo lành lặn để mặc, chiến quần cũng chắp vá từ mảnh vải bỏ đi thành thế mà phải chống chọi với cái giá rét, cái đói bên cạnh chiến đấu với kẻ thù xâm lược. Sự lạc quan của người lính thể hiện trê nụ cười tươi rói giữa mùa đông buốt giá. Giữa nơi núi rừng hoang vu đầy chông gai, chưa kể đến bom đạn nguy hiểm, người chiến sĩ không có lấy một đôi giày hoàn chỉnh để bảo vệ đôi chân của mình. Chính vì điều kiện khó khăn như vậy mà họ phải dựa vào nhau hơn, đoàn kết hơn, trao cho nhau cái nắm tay tình thương, sự đồng cảm, thấu hiểu.
Kết thơ là hình ảnh bức tranh nơi trú rừng hoang sơ nơi người lính can đảm đang canh giữ, sẵn sàng chiến đấu:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
Không gian của bức tranh hiện lên là buổi ban đêm trong nơi rừng hoang sươn muối và hình ảnh những người lính gác cạnh nhau để chờ giặc tới. Hình ảnh "Đầu súng trăng treo" đã khiến ta liên tưởng đến nhiều hình ảnh thú vị, hiểu thêm về khung cảnh chiến đấu. Họ đã kề vai sát cánh dưới cái giá rét của núi rừng, giữa cái căng thẳng hồi hộp rằng giặc có thể đến bất cứ lúc nào. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ, giúp họ vượt lên trên tất cả.
Đồng Chí là bài thơ tiêu biểu trong phong trào chống thực dân pháp, ca ngợi sự dũng cảm, tinh thần chiến đấu của những người lính nơi chiến trường. Bài thơ đã mang đến cho bạn đọc những sự rung cảm nhất định, đồng cảm với họ và khơi gợi lòng yêu nước thông qua ngòi bút tài hoa của nhà thơ Chính Hữu.
Huy Hoàng
28/10/2023
Hoahongdo Cậu chưa trả lời tớ ạ?
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN