“Con cò lặn lội bờ sông Cổ dài, mỏ cứng, cánh cong, lưng gù Bãi xa, sông rộng, sóng to Vì lo cái bụng đi mò cái ăn.” "Cái cò là cái cò con Mẹ đi xúc tép để con ở nhà Mẹ đến chỗ cánh đồng xa Mẹ sà chân...

thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của Bảo Ngọc

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

29/10/2023

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Những câu ca dao trên miêu tả về con cò, một loài chim sống gần các dòng sông và ao rừng. Con cò có cổ dài, mỏ cứng, cánh cong và lưng gù để thuận tiện trong việc săn mồi. Cò con thường đi lặn lội bờ sông để tìm kiếm thức ăn. Ca dao cũng nhấn mạnh về tình mẹ con của con cò, khi mẹ cò đi xúc tép để con ở nhà và đến chỗ cánh đồng xa để tìm thức ăn cho con. Trong một tình huống khó khăn khi con cò bị đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao, nó kêu cầu ông vớt nó ra nhưng đừng làm đau lòng cò con bằng cách xáo nước đục. Những câu ca dao này không chỉ mang tính chất mô tả về con cò mà còn thể hiện tình cảm gia đình và sự quan tâm đến môi trường tự nhiên.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
lengoc

29/10/2023

Câu trả lời uy tín

Cò được nêu lên trong bài ca dao và đôi khi được ví von với người phụ nữ hay thân phận vất vả, tần tảo của người phụ nữ, ca dao Việt Nam đã dùng hình ảnh con cò là biểu tượng để lại dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm thức mỗi con người Việt vì cánh cò mỏng manh, nhỏ bé, cần cù mà trắng trong như người phụ nữ suốt một đời bình lặng. Ca dao xưa khi ca ngợi về vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam cũng thường ví với hình ảnh con cò.

Bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm kể về chuyện một con cò sa xuống nước, người ta bắt được sắp đem làm thịt, mà nó vẫn xin nấu bằng nước trong, để cho chết cũng được trong sạch. Bài "Con cò mà đi ăn đêm" đến với người nghe, người đọc qua nhiều thế hệ với cách nói ẩn dụ như là một phương thức biểu hiện độc đáo của ca dao Việt Nam và ẩn chứa một triết lý sống cao đẹp của con người Việt Nam.

Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

Ông ơi ông vớt tôi nao! 

Tôi có lòng nào, ông hãy xáo măng

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

Một bài ca dao nói về thân phận con cò, trong đó đã vẽ lên hình tượng một người vợ, người mẹ giàu đức hy sinh cho chồng, cho con. Người vợ, người mẹ ấy vẫn cặm cụi như thân cò lặn lội sớm hôm, vẫn chịu muôn ngàn đắng cay để cho chồng có thể bằng bạn, bằng người.

Cái cò là cái cò con 

Mẹ đi xúc tép để con ở nhà 

Mẹ đến chỗ cánh đồng xa 

Mẹ sà chân xuống phải mà con lươn

Hay hàng ngày bên bờ sông rộng, sóng to, cò cần cù lặn lội kiếm ăn:

Cái cò lặn lội bờ sông,
Cổ dài, mỏ cứng, cánh cong, lưng gù,
Bãi xa, sông rộng, sóng to,
Vì lo cái bụng, đi mò cái ăn.

Ở đây ngoài hình tượng người phụ nữ Việt ta còn thấy hình ảnh người nông dân gánh trên vai nhọc nhằn sớm hôm, biết bao tủi cực mà không biết giãi bày .

Ngoài ra, ở biểu tượng con cò, khởi thủy các cung bậc tình yêu bắt đầu bằng nỗi nhớ. Nhìn đàn cò trắng bay lượn trên không, xúm xít bầy đàn gợi trong lòng đôi lứa xa nhau tình cảm nhớ thương da diết. Trong xã hội Việt Nam thời phong kiến quyền tự do yêu đương bị hạn chế, đặc biệt là tầng lớp lao động nghèo khổ, tuy nhiên tâm hồn của họ vượt khỏi sự phong tỏa của chế độ phong kiến, họ cất tiếng hát ca ngợi cuộc sống, ca ngợi tình yêu và trao gửi vào ca dao, biểu tượng con cò, đem lại cho ca dao sức sống mãnh liệt.

Con cò là hình ảnh, là biểu tượng của ao đầm, đồng ruộng. Một trong những hình ảnh đẹp nhất là hình ảnh con cò trắng như bông bay liệng la đà trên ruộng lúa mêng mông, bát ngát, trải rộng ra mãi tận chân trời, mà ta gọi là "thẳng cánh cò bay" hay Cò bay thẳng cánh hay nhiều bài ca dao. Nói tới đồng ruộng nước, nói tới lũy tre xanh, con trâu trên luống cầy, và hình bóng quen thuộc, một hình bóng thân thương, một hình bóng của con cò.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

phân tích truyện ngắn “người đi săn và con vượn" ở phần đọc hiểu, từ đó nêu suy nghĩ của anh/chỉ về tình mẫu tử
avatar
level icon
tuukuku

9 giờ trước

Trao đổi về những lỗi chính tả thường gặp và thử xác định lí do của việc mắc những lỗi đó
avatar
level icon
tuukuku

9 giờ trước

Tìm một số ví dụ cho thấy trong chữ quốc ngữ hiện nay có trường hợp một âm được viết bằng những con chữ khác nhau (tương tự trường hợp âm /k/ được viết bằng 3 con chữ: k, q, c).
avatar
level icon
tuukuku

9 giờ trước

Theo em việc chuyển đổi từ chữ Nôm sang chữ quốc ngữ có tác động như thế nào đối với đời sống văn hóa, xã hội của nước ta?
Dựa vào thông tin trong bài 3 và từ các nguồn tài liệu tham khảo, thực hiện những yêu cầu sau: a. Nêu một số điểm mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của chữ quốc ngữ. b. Chỉ ra điể...
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved