Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của truyện ngắn Một bữa no (Nam Cao)

rotate image
ADS
thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của Anh Thư

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
ADS
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

15/11/2023

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Truyện ngắn "Một bữa no" của Nam Cao là một tác phẩm văn học nổi tiếng, mang đậm tinh thần nhân văn và chất xúc động. Bài văn nghị luận này sẽ phân tích và đánh giá chủ đề cũng như những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của truyện. Chủ đề chính của truyện là cuộc sống khó khăn và đau khổ của nhân vật chính - một bà cụ già. Bà đã trải qua nhiều biến cố trong cuộc đời, từ việc mất con trai, con dâu bỏ đi cho đến việc bán cháu bé vì không có đủ cái ăn. Tác giả Nam Cao đã sử dụng tình huống nghèo khó để thể hiện sự mất đi nhân tính của con người. Hình thức nghệ thuật của truyện cũng rất đặc sắc. Nam Cao đã sử dụng ngôn ngữ chân thực, gần gũi với cuộc sống hàng ngày để tái hiện lại những tình huống đau lòng và khó khăn mà bà cụ phải đối mặt. Ông cũng sử dụng các chi tiết tường minh và mô tả sinh động để tạo nên hình ảnh sống động về cuộc sống của bà cụ. Ngoài ra, truyện còn có một thông điệp sâu sắc về ý nghĩa của bữa no. Bà cụ đã hy sinh tất cả để có thể có một bữa no cuối cùng trong đời, nhưng lại phải trả giá bằng sự xấu hổ và đánh mất nhân tính của mình. Điều này cho chúng ta thấy rằng, một bữa no không chỉ là sự đầy đủ về thức ăn mà còn là sự đầy đủ về tình yêu thương và nhân văn. Tóm lại, truyện ngắn "Một bữa no" của Nam Cao là một tác phẩm đáng đọc và suy ngẫm. Chủ đề về cuộc sống khó khăn và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật đã tạo nên một tác phẩm văn học đầy cảm xúc và ý nghĩa.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.0/5 (2 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
daothicamtien

15/11/2023

Câu trả lời uy tín

   "Một bữa no" là một trong những tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà văn Nam Cao kể về cuộc đời của một bà lão nghèo khổ. Đối với nhiều người, có lẽ câu chuyện sâu xa được truyền tải còn thấm thía hơn nhiều truyện khác của Nam Cao.

     Chủ đề về miếng ăn luôn chiếm vị trí hàng đầu trong sáng tác của Nam Cao trước cách mạng tháng Tám. Sở dĩ như thế là do cái lúc nào cũng là nỗi ám ảnh trong tư tưởng ông. Dù là người trí thức như Thứ trong Sống Mòn, Hộ trong Đời Thừa,Điền trong Trăng Sáng, hay những người bình dân như Người Bà trong Một Bữa No, Lộ trong Tư Cách Mõ, Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên đều không thoát khỏi những lo toan tủn mủn về miếng ăn. Miếng ăn đã trở thành nỗi ghê sợ trong sáng tác của Nam Cao. Như ta đã biết Nam Cao vốn là một thầy giáo nghèo, cuộc sống bấp bênh, đói khát luôn là nỗi lo thường trực và luôn là nỗi ám ảnh trong tâm hồn ông. Vì thế nỗi sợ hãi về thiếu đói luôn thường trực trong tâm trí của ông.

     Một bữa no kể về một bà lão nuôi con khôn lớn, cứ ngỡ được an dưỡng tuổi già nhưng cuộc đời lại trớ trêu. Con trai bà ra đi khi còn sớm, chưa kịp đau buồn thì con dâu sau khi chịu tang chồng cũng bỏ mẹ bỏ con theo tình mới. Bà đằng đẵng nuôi cháu 7 năm ròng, nhưng cuối cùng do không còn đồng nào nữa nên mới phải bán cháu cho bà Phó để lấy 10 đồng tiền. Câu chuyện phản ánh sự thật phũ phàng của những năm đó, khi cái đói nghèo làm con người trở nên mất hết tình thân và nhân tính. Khi đến bước đường cùng, con đường mà nhiều người chọn chính là hy sinh đi thứ máu mủ tưởng chừng như chẳng cần thiết. Nhưng cuối cùng, lại chính vì một bữa no mà người phụ nữ đó lại phải tìm đến nơi đó chỉ để mong một bữa ăn.

   Trong truyện, ta có thể khai thác nhân vật chính đó là bà lão. Bà là một người phụ nữ nghèo khổ, ta không thể phủ nhận được điều đó. Con trai mất sớm, con dâu bỏ nhà ra đi, cái đói bắt bà phải bán đi đứa cháu máu mủ. Cứ ngỡ lúc này cuộc sống sẽ dễ dàng hơn, nhưng ai ngờ một trận ốm đã khiến người đàn bà đó kiệt quệ và mất trắng tất cả. Bà là người đáng thương, cũng là người đáng hận. Bởi không sinh ra trong hoàn cảnh đó, chẳng ai có thể dễ dàng đưa ra được quyết định. Bữa cơm cuối cùng, bà được ăn no nhưng lại là cái no sau khi đã đánh đổi hết sự xấu hổ của đời người.

     Cảnh nghèo khó khiến con người ta đánh mất đi nhân tính, và bà cụ trong truyện chính là một nhân vật như vậy. Bà có một cuộc sống cơ cực khi con trai mất sớm, con dâu bỏ đi và đứa cháu bị bà bán vì không còn cái ăn. Một bữa no thực chất nói về một cuộc đời đang chết dần chết mòn trong một xã hội có sự phân biệt giai cấp rõ ràng. Nó chính là một câu chuyện mang nghĩa phê phán về thói đời, nhưng lại khiến cho con người ta không thể không cảm thương cho số phận các nhân vật trong truyện.<br/>Bà cụ cả đời bươn chải, đến cái tuổi được nghỉ ngơi lại phải chịu nhiều biến cố. Đến cuối cùng, bà đánh mất hết sĩ diện để cố chấp như hùm như sói xin ăn ở nhà đã mua đứa cháu gái. Bà là một nhân vật khiến cho người đọc vừa thấy thương, vừa thấy giận. Bên cạnh đó, những nhân vật lướt qua như bà phó, đứa cháu gái,... cũng thể hiện được bản chất nhân vật. Bà phó nhà giàu nhưng keo kiệt, đứa cháu gái chẳng thương bà mà còn cảm thấy xấu hổ vì bà đến xin ăn. Nhưng có lẽ, đó mới chính là luân quả tuần hoàn khi người có lỗi trước lại chính là bà cụ.

     Câu chuyện kết thúc bằng lời răn dạy của bà phó, còn số phận của bà cụ chắc chắn cũng đã có nhiều người đoán được. Bữa ăn no đó có lẽ chính là bữa ăn cuối cùng của bà cụ tội nghiệp.

    Tư tưởng nghệ thuật của Nam Cao trước cách mạng tháng Tám thiên hẳn về thân phận của những người nông dân thấp cổ bé họng. Ông đồng cảm đến lạ lùng với những thân phận con người thấp hèn trong xã hội. Những nhân vật của Nam Cao phần lớn đều là những người lương thiện, nhưng do không đủ sức đề kháng trước những cạm bẫy của chế độ xã hội nên họ dần bị biến chất và tha hóa. 

     Những trang truyện cuối cùng khép lại, để trong lòng người đọc biết bao dư vị, cảm xúc. Là cái gì đó xót xa cho số phận đáng thương của người nông dân trong xã hội phong kiến xưa, là cái gì đó tức giận bởi sự bất công của những con người có địa vị, đã đẩy những người dân lương thiện vào con đường tha hóa, biến chất. Không chỉ “Một bữa no”, mà còn biết bao những câu chuyện khác của tác giả Nam Cao đều lay động lòng người đến vậy. Không phải những cốt truyện với từ ngữ mĩ miều, mỗi mẩu chuyện ngắn của Nam Cao đều dung dị từ tên nhân vật cho tới hình thức, nội dung câu chuyện, chính bởi vậy Nam Cao hướng người đọc đến sự cảm thông, đồng cảm hết sức chân thành chứ không phải thứ tình cảm giả tạo, hào nhoáng. Cũng như lời Nam Cao đã từng nói trong tác phẩm “ Đời thừa “ của mình rằng : “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình.”

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
5.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
ADS
avatar
level icon

Anh Thư

“Một Bữa No” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Nam Cao, một nhà văn đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả bởi những tác phẩm mang tính nhân văn sâu sắc. Truyện ngắn này không chỉ tái hiện chân thực cuộc sống khó khăn, cơ cực của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám, mà còn thể hiện rõ nét tư duy nhân đạo, nhân văn của tác giả

Trong “Một Bữa No”, Nam Cao đã sử dụng nghệ thuật tự sự một cách tinh tế Nhân vật chính, Người Bà, được miêu tả qua quá trình tự kể của chính bà, qua đó giúp người đọc hiểu rõ hơn về cuộc sống và tâm trạng của bà. Sự tự sự này không chỉ giúp tác phẩm trở nên chân thực hơn, mà còn giúp tạo nên một không gian tâm lý sâu sắc, phức tạp

Nghệ thuật trần thuật cũng được Nam Cao sử dụng một cách khéo léo. Những chi tiết, sự kiện trong cuộc sống hàng ngày của Người Bà được trình bày một cách tự nhiên, giản dị, nhưng lại chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu xa. Sự trần thuật này không chỉ giúp tái hiện chân thực cuộc sống của người nông dân, mà còn giúp người đọc nhận ra được những khó khăn, gian khổ mà họ phải trải qua

Tóm lại, “Một Bữa No” là một tác phẩm xuất sắc của Nam Cao, thể hiện rõ nét tài năng và trí tuệ của ông. Qua nghệ thuật tự sự và trần thuật, Nam Cao đã thành công trong việc tái hiện cuộc sống của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám, đồng thời thể hiện rõ nét tư duy nhân đạo, nhân văn của mình.

CHÚC BẠN HỌC TỐT

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
5.0/5 (3 đánh giá)
thumb up 4
thumb down
0 bình luận
Bình luận
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

logo footer
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
app store ch play
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi