Làm sao để có câu trả lời hay nhất?
27/11/2023
27/11/2023
Tác phẩm văn học lấy con người làm đối tượng phản ánh thay cho hiện thực đời sống. Mặc dù không phủ nhận văn chương gắn với cái chung, với cộng đồng nhưng ý kiến trên còn muốn thể hiện một quan niệm văn chương trước hết phải là câu chuyện của con người, với muôn mặt phức tạp phong phú với tất cả chiều sâu của nó.
Nhà văn có tình yêu thương tha thiết với con người, mang một mối quan hoài thường trực về số phận và những nỗi đau khổ của con người ở xung quanh mình. Nhà văn muốn dùng ngòi bút của mình tham gia trợ lực cho con người trong cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, đồng thời luôn đặt niềm tin vào con người, ở khả năng thức tỉnh và hướng thiện của mỗi người. Tư tưởng nhân bản là cơ sở vững chắc của mọi tìm tòi, khám phá sáng tạo của nhà văn. Chính vì lấy con người làm tâm điểm khám phá, nên yêu cầu nhà văn phải là một nhà nhân đạo chủ nghĩa, mang nặng trong mình tình yêu cuộc sống và nhất là tình yêu thương con người. Đây là một trong những tư chất cần có, một phẩm chất cao đẹp của người nghệ sĩ. Nhận định của Nguyễn Minh Châu đã khắc họa thiên chức của văn chương chính là tấm gương phản ánh trung thành hiện thực cuộc sống khách quan qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Dù được sáng tác bằng bất cứ thể loại nào và trong bất cứ thời đại nào, ngòi bút của các nhà văn luôn hướng đến cuộc sống với tất cả những nỗi niềm, dù là vui tươi yêu đời hay đau khổ đến phẫn uất của con người. Đây cũng chính là mảnh đất cội nguồn màu mỡ đã được các nhà văn đào sâu và khai phá tự muôn thuở của văn chương. Cuộc đời vốn dĩ là nơi sản sinh ra cái đẹp của nghệ thuật nhưng không phải bao giờ cuộc đời cũng là nghệ thuật, và rằng con người ta cần có một khoảng cách để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nghệ thuật nhưng nếu muốn khám phá những bí ẩn bên trong thân phận con người và cuộc đời thì phải tiếp cận với cuộc đời, đi vào bên trong cuộc đời và sống cùng cuộc đời.
Nhân vật anh thanh niên trong lặng lẽ Sapa là 1 người rất yêu nghề, điều này thể hiện ở quan niệm của anh về công việc: “Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được ?”. Anh không hề cô đơn vì luôn có những người người đồng nghiệp. Anh coi họ là anh em, đồng chí vì họ cùng thực hiện nhiệm vụ, cùng chung 1 lý tưởng và mục đích sống cao đẹp. Trong lời tâm sự của ATN: “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”, ta nhận ra, chàng trai – con ng ấy tìm thấy đc niềm vui trong công việc của mình, hằng ngày vẫn bền bỉ nỗ lực trong môi trường làm việc khắc nghiệt, lạnh lẽo. Những thành tựu mà anh cố gắng đã mang lại cho anh niềm hạnh phúc cho nghề nghiệp, càng làm cho anh thêm yêu và gắn bó với nó. Chính lòng yêu nghề và nhiệt huyết của chàng trai trẻ đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng hai vị khách. Phải vậy mà, ông họa sĩ già cảm thấy bất lực của nghệ thuật khi không thể vẽ hoàn hảo bức tranh của anh thanh biên. Cô kĩ sư có cảm tình đặc biệt với ATN. Quan niệm về hạnh phúc của anh thanh niên là được sống có ích, được cống hiến cho đất nước. Anh cùng bố viết đơn xin ra lính đi mặt trận, nhưng kết quả bố anh thắng anh 1-0. Anh ở lại hậu phương làm công tác khí tượng, cũng là để đóng góp cho kháng chiến. Qua đó thể hiện anh là một người trẻ có lòng yêu nước sâu sắc.
Anh không chỉ tìm được niềm vui trong công việc mà anh còn tìm được niềm vui trong cuộc sống, anh trồng cây, mảnh vườn tươi thắm những bông hoa bởi bàn tay chăm chút của anh thanh niên. Không những trồng cây, anh còn đọc sách, anh coi sách là người trò chuyện, anh đọc tỉ mỉ, cẩn thận để nhận ra mỗi người 1 văn phong. Mỗi cuốn sách là 1 cuộc đời: “Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ”.
Công việc vất vả, có những đóng góp quan trọng cho đất nước nhưng người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn. Vẻ đẹp ấy được hiện lên chân thực trong những điều anh nói: “Ơ bác vẽ cháu đấy ư, bác đừng mất công vẽ cháu đáng cho bác vẽ hơn”. Anh cảm thấy đóng góp của mình bình thường, nhỏ bé so với bao người khác. Bởi thế anh ngượng ngùng khi ông họa sĩ già phác thảo tấm chân dung mình vào cuốn sổ tay. Anh hào hướng giới thiệu cho bác họa sĩ những người đáng để vẽ hơn: Ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa, anh nghiên cứu khoa học… Dù còn trẻ tuổi nhưng anh đã thấm thía cái nghĩa, cái tình của mảnh đất Sapa, thấm thía sự hi sinh của những con người đang ngày đêm thầm lặng cống hiến cho tổ quốc.
Người nghệ sĩ cần ứng xử như thế nào về mối quan hệ giữa hiện thực đời sống và văn chương nghệ thuật? Nghệ thuật tiếp cận hiện thực ra sao để không bỏ quên số phận con người? Phải chăng tác phẩm là một lời nhắc nhở hay là một niềm tin sâu xa của Nguyễn Minh Châu về sứ mệnh cao quý của người cầm bút?
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
3 phút trước
26 phút trước
Top thành viên trả lời