16/12/2023
16/12/2023
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề: đối thoại đã trở thành danh từ thời thượng, một cách thế sống và một lối giải quyết vấn đề được đề cao trong xã hội. Có thể coi đây là một trong những thành công lớn của nhân loại khi quyết định dùng trí tuệ thay thế cho bạo lực và bom đạn, ngõ hầu giải quyết một cách hữu lý và phù hợp với nhân tính hơn những bất đồng quan điểm, tranh chấp, xung đột… giữa người với người, cũng như giữa các quốc gia với nhau.
2. Thân bài
- Giải thích: đối thoại đã trở thành một từ thông dụng và quen thuộc, được sử dụng trong tất cả các lãnh vực của cuộc sống: đối thoại trong đời thường, đối thoại giữa các thế hệ, các nền văn hóa, các cộng đồng tôn giáo, các thành phần xã hội, các nhà khoa học, các thể chế chính trị, các khu vực kinh tế, các đại học, các xí nghiệp và ngay cả đối thoại với máy vi tính. Sâu xa hơn, ở thời đại dân chủ và đa nguyên văn hóa này, tất cả là đối thoại, bởi vì tất cả trở thành đề tài để thảo luận, suy tư và kiếm tìm. Nhiều quan niệm và quy tắc ngày xưa tưởng chừng như chân lý vĩnh cửu, bất di bất dịch và bất khả xâm phạm… cũng đang bị mổ xẻ và giải thích lại. Tất cả là đối thoại và đối thoại nghiễm nhiên trở thành một biểu hiện tích cực của thời đại.
- Bàn luận: vấn đề đối thoại trong đời sống xã hội ngày nay.
+ Đối thoại trước hết là nói với và nói cùng người khác. Đây không phải chỉ là nói suông, nhất là độc thoại hay nói để thóa mạ, vu khống, lấn át người khác. Lời nói ở đây phải là nhịp cầu – bằng biểu tượng, tâm linh hay hành động – để đi tới tha nhân, để lấp đầy khỏng trống và hố cách biệt sâu thẳm giữa ta với người. Nó đòi hỏi phải vượt thắng cảm xúc, thiên kiến, tập quán để bình thản đặt vấn đề, kiên nhẫn lắng nghe và sáng suốt lãnh hội quan điểm của người.
+ Dẫn chứng: Với triết gia Socrate và Platon, chẳng hạn, đối thoại là một phương thế truy tầm chân lý, ngang qua hình thức trao đổi và đối chất về tư tưởng. Hiền triết Socrate sử dụng đối thoại như một đường hướng triết lý giáo dục. Dưới cái nhìn của ông tổ triết học Tây phương, đối thoại là thái độ dấn thân kiếm tìm chân lý, xây dựng niềm cảm thông giữa người với người. Theo Socrate, sứ mệnh của giáo dục là soi sáng và hướng dẫn, chứ không phải truyền đạt kiến thức một cách máy móc cho người khác. Đây là một hành trình chung giữa thầy và trò. Ông thường mệnh danh phương pháp giáo dục này là “khích biện pháp” (maieutique) và ông thú nhận đã học được nó nơi nghề hộ sinh của mẹ ông. Cũng như hộ sinh không bao giờ có nghĩa là sinh thay cho người khác, mà chỉ giúp đỡ để sản phụ sinh dễ dàng và đảm bảo hơn. Nhiệm vụ của giáo dục cũng không phải là chụp lên đầu môn sinh những quan niệm tiền chế, nhét vào óc họ những tri thức khách quan, mà là khai mở, soi sáng, hướng dẫn, giúp đỡ… hầu làm triển nở chân lý tiềm ẩn nơi mỗi người.
3. Kết bài
Nhắc lại vấn đề tầm quan trọng của đối thoại trong cuộc sống.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời