19/12/2023
Làm sao để có câu trả lời hay nhất?
19/12/2023
20/12/2023
“Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp và cái thật” - Nguyễn Đình Thi. Tài hoa và tài tử là những yếu tố quan trọng của cái đẹp trong văn của Nguyễn Tuân. Là một nhà văn có tầm nhìn sâu sắc về thế giới xung quanh và luôn tìm kiếm cái đẹp và cái thật trong cuộc sống để tái hiện lại trong tác phẩm của mình. Ngay cả trước và sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân luôn chú trọng đến chất lượng tài hoa và tài tử khi miêu tả nhân vật và cảnh vật. Với ông, cái đẹp luôn liên kết với tài năng và chất nghệ sĩ, điều này cũng phản ánh sự tài hoa và nghệ sĩ trong sáng tác của ông. Nhà văn luôn nỗ lực hết mình trong việc khám phá và khai thác những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống, đồng thời cũng cho thấy sự dày công và cố gắng của ông trong việc tìm hiểu, nghiên cứu và sáng tác các tác phẩm văn học. Và truyện ngắn Hương Cuội của Nguyễn Tuân là một tác phẩm tiêu biểu, ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả.
Trong truyện ngắn "Hương Cuội" của Nguyễn Tuân, tác giả miêu tả không khí gần Tết của gia đình cụ Kép trước Cách mạng tháng Tám. Cụ và các con cháu đã cùng nhau làm đủ công việc để sửa sang nơi thờ, rửa lá dong, nấu bánh chưng và chăm sóc vườn lan để chúng nở đúng vào dịp Tết. Tất cả là để được tận hưởng không khí ấm áp và êm đềm của mùa xuân.
Và cụ Kép là một nhân vật quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến diễn biến của câu chuyện.Cụ Kép là người làng Mọc, với công việc là một nhà . Cụ là một người yêu, và luôn say mê trước vẻ đẹp của thiên thiên. Nếu trước đây cụ không dám trồng hoa vì lo rằng không có đủ thời gian để chăm sóc chúng. Khi ông đã có đủ thời gian rảnh rỗi, ông đã trồng một vườn lan nho nhỏ. Cụ chăm sóc vườn hoa của mình rất kỹ, và cũng thường nói rằng chăm sóc hoa cỏ đòi hỏi sự nhiệt tình và kiên trì. Cụ xem việc này như là một thú vui của mình khi về già vậy nên cụ trồng rất nhiều loại hoa. Cụ có quan điểm “nguyện đem cả quãng đời xế chiều của một nhà nho để phụng sự lũ hoa thơm cỏ quý”.
Cụ yêu thiên nhiên yêu đến mức chỉ cần ai đụng vào là cụ cũng cảm tưởng như họ đang động đến từng khúc ruột của bản thân. Cụ ví nỗi đâu ấy “như có người châm kim vào da thịt mình”.
Hình ảnh bữa rượu “Thạch lan hương” cho thấy cụ dặn bõ già phải chuẩn bị cẩn thận, không được để quá giờ trưa bởi năm nay hoa nở sớm hơn nên phải làm . Bữa tiệc xuân của Cụ Kép vui biết bao: hoa thơm, rượi . Những người không biết thế nào là cái đẹp thì sẽ không bao giờ hiểu được những cái đẹp của tự nhiên. Tác giả đã sử dụng trí tưởng tượng phong phú để mô tả các hoạt động từ việc rửa cuội, bỏ kẹo vào nồi, đến việc úp lồng bàn giấy lên chậu hoa đầy kẹo để ủ hương thơm vào kẹo. Cảnh các cụ nhắm rượu, thưởng xuân và nhai kẹo trong không khí trang trọng cũng được tác giả mô tả một cách chi tiết và sống động.
Các cảnh vật và nhân vật trong tác phẩm của ông luôn được miêu tả với sự đầy đủ và rực rỡ của vẻ đẹp nghệ sĩ. Đặc trưng này trở thành nét đặc trưng và toàn diện của sự nghiệp sáng tác của . Tác giả đã khéo léo sử dụng khả năng quan sát tinh tế để miêu tả từng cử chỉ và hành động của cụ Kép một cách chi tiết. Sự kết hợp với những kiến thức uyên thâm và uyên bác đã giúp tác giả tái hiện lại nét văn hóa đặc trưng của dân tộc một cách sống động.
Tác giả đã tạo ra một bức tranh về cuộc sống của một gia đình thời xưa đầy tình cảm và sự thân thiết. Hình ảnh cụ Kép lo lắng về việc nồi kẹo có thể sập bất kỳ lúc nào, dẫn đến việc ông phải di chuyển liên tục giữa các nồi và các lồng bàn giấy để giúp đỡ con cháu của mình. Khả năng miêu tả tình cảm này giúp tạo nên các nhân vật với tính cách rõ ràng và gây ấn tượng mạnh mẽ với độc giả. Truyện ngắn "Hương cuội" được xem như là một tác phẩm mang lại sự sống lại cho một thú vui tao nhã đang dần trở nên lỗi thời. Qua đó đã giúp cho nhiều người hiểu rõ hơn về thú tiêu khiển cổ xưa với tinh thần bác học, tài hoa và dân tộc đậm nét của thế hệ cha ông. Việc này có thể khiến cho Nguyễn Tuân nhận được sự cảm kích của độc giả.
19/12/2023
Đối với mỗi tác phẩm của Nguyễn Tuân, mỗi một tác phẩm là biểu tượng cho cái ngông, là biểu tượng cho cái đẹp trong thi ca của tác giả. Tập truyện vang bóng một thời được coi là tập truyện đánh dấu những thành công nổi bật cho sự nghiệp đến với văn chương của ông. Cái nông, cái đẹp không chỉ thể hiện qua những tác giả, chất chưa trong đó là những nhân vật với vô vàn nghệ thuật đi kèm, nhân vật cụ Kép trong "Vang bóng một thời" là điển hình cho cái đẹp trong văn chương của nguyễn Tuân.
Lần này tác giả đã không xây dựng hình ảnh nhân vật bằng cái ngông, thay vào đó Nguyễn Tuân đã sử dụng cái đẹp để khắc họa hình ảnh nhân vật, đó là cụ Kép một nhân vật đi liền với sở trường ngâm thơ, uống rượu và chơi hoa. Phải thấy rằng Nguyễn Tuân đã vô cùng hiểu tâm lí độc giả khi đưa hình ảnh của một gụ già gắn với đời sống sinh hoạt hệt như một thanh niên. Không chỉ sở hữu cái yêu đời, cụ kép trong tác phẩm trên còn toát lên khí chất của con người từng trải, là những am hiểu về đạo lí, là những sự tính toán, là những nhận thức về cuộc sống một cách thấu đáo và đa chiều, từng đó phương diện đã đủ để người đọc thấy rằng cách mà Nguyễn Tuân xây dựng hình tượng nhân vật sâu sắc đến nhường nào. Cụ Kép không chỉ thấu hiểu về đạo lí cuộc sống, cụ còn bộc bạch tất cả những trải nghiệm của bản thân cụ từng trải qua. Đồng thời hình ảnh cụ Kép cũng là đại diện cho giá trị cao đẹp, nhân văn mà thế hệ trẻ sau này cần noi theo và học tập.
Bởi những nghệ thuật đắt giá cũng như những cái đẹp đều được sử dụng đối với nhân vật cụ Kép, thế nên sự đầu tư để tạo nên thành công đối với hình ảnh này là quá đỗi tâm huyết. Chính vì những tâm huyết, những đam mê xuất phát từ trái tim đối với văn học của Nguyễn Tuân đã thổi hồn nên nhân vật cụ Kép - một tấm gương cao cả về đạo lý lẫn tinh thần mà người đọc cần noi gương.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
3 giờ trước
Top thành viên trả lời