20/12/2023
20/12/2023
Thuyền Lê Theo quan điểm của chúng tôi, nhận định "kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp" là hoàn toàn chính xác. Kịch không chỉ là sự kết hợp của diễn xuất, âm nhạc, hình ảnh và văn chương, mà còn là một sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau để tạo ra một trải nghiệm nghệ thuật đa chiều.
Ví dụ minh họa cho nhận định này có thể là một vở kịch nổi tiếng như "Romeo và Juliet" của William Shakespeare. Trong vở kịch này, chúng ta có sự kết hợp của diễn xuất, âm nhạc, hình ảnh và văn chương để tái hiện câu chuyện tình yêu đầy bi kịch giữa hai gia đình đối địch. Diễn viên biểu diễn vai trò quan trọng trong việc truyền đạt cảm xúc và tạo nên những nhân vật sống động. Âm nhạc được sử dụng để tạo ra không khí, tăng cường cảm xúc và tạo nên những khoảnh khắc đặc biệt trong câu chuyện. Hình ảnh và ánh sáng được sử dụng để tạo ra không gian và môi trường phù hợp cho câu chuyện diễn ra. Văn chương, qua lời thoại và các đoạn hội thoại, giúp khán giả hiểu rõ hơn về tâm lý và suy nghĩ của các nhân vật. Từ ví dụ này, chúng ta có thể thấy rõ rằng kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, sử dụng nhiều yếu tố khác nhau để tạo ra một trải nghiệm nghệ thuật đa chiều. Kịch không chỉ là việc biểu diễn một câu chuyện, mà còn là việc kết hợp các yếu tố nghệ thuật khác nhau để tạo ra một tác phẩm hoàn chỉnh và sâu sắc.
20/12/2023
Là một thể loại văn học, kịch có đủ tư cách để thu nạp trong lòng nó tất cả
các phẩm chất thi ca được sáng tạo bằng những nguyên lý của một thi pháp tinh
vi. Song kịch đã và sẽ không bao giờ là một thể loại văn học đơn thuần như trữ
tình và tự sự, tức là một thể loại chỉ để đọc. Kịch ngoài để đọc ra còn để diễn.
“Kịch là sự giao duyên, là cuộc kì ngộ giữa văn học và nghệ thuật, giữa kịch
bản và sân khấu. Cho nên kịch có thi pháp như một thể loại văn học đã đành.
Thi pháp ấy còn phải tính đến một sự thật hiển nhiên là kịch phải đem dàn dựng
trên sân khấu, tức là thi pháp của một thể loại sẽ bị những đặc trưng của nghệ
thuật sân khấu chi phối…”
Vì vậy, những đòi hỏi về mặt thi pháp của kịch nghiêm ngặt hơn so với
các thể loại khác. Lịch sử sáng tác và lí luận kịch trên thế giới đã chứng minh
điều ấy thể hiện trong các nguyên tắc, quy định nghiêm ngặt về sáng tác kịch.
Xác định đặc trưng loại hình kịch là vấn đề vô cùng quan trọng trong việc dạy
học kịch bản văn học. Song quan trọng hơn, cụ thể hơn là xác định đặc điểm thể
loại thì mới có hướng dạy học phù hợp nhất. Bởi hài kịch, bi kịch, chính kịch có
những nguyên tắc riêng về mặt thi pháp.
Nghệ thuật kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, là hình thức nghệ
thuật thông qua diễn xuất trên sân khấu, tình cảnh cuộc sống được phản ánh
trong kịch trực tiếp biểu hiện trước mắt công chúng. Đặc điểm của kịch là: có
tính sân khấu, tính trực quan, tính tổng hợp, tính tham dự của công chúng,…
Ví dụ:
Trong kịch bản, chính Vũ Như Tô nhắc đến Lê Thánh Tông, ai oán vì sao mình phải xây dựng điện đài cho hôn quân bạo chúa Lê Tương Dực chứ không phải cho vị hoàng đế hiền minh đã quá cố này. Ai oán thì cứ ai oán, nhưng nhân vật này (và tất nhiên cả tác giả của nó) thừa biết là chỉ Lê Tương Dực, chứ Lê Thánh Tông thì sẽ không bao giờ ra lệnh xây Cửu Trùng Ðài. Là ông vua sùng đạo Nho, tâm niệm lời dạy của thánh hiền, nhớ gương tầy liếp của Kiệt – Trụ (trong kịch bản, Kiệt – Trụ được Trịnh Duy Sản gọi tên, hòng cảnh tỉnh Lê Tương Dực), Hồng Ðức không ăn chơi xa xỉ, không nghĩ đến chuyện xây cung điện nguy nga chín tầng trăm nóc làm hao tổn ngân khố, thiệt hại tài sản và tính mạng của dân, để dân oán giận và có thể nổi dậy lật đổ ông. Ðộc tôn Khổng – Nho và bài Phật, bài Lão, Lê Thánh Tông cũng sẽ không cho xây đền chùa miếu mạo với quy mô to lớn như thời Lý – Trần; thành thử nếu họ Vũ sống dưới triều Lê Thánh Tông thì cũng sẽ không có việc làm. Chính sách trọng sĩ, khuyến nông, khống chế công thương mà Vũ Như Tô tố cáo trong kịch bản, bắt đầu đâu phải từ Lê Tương Dực, mà từ xa xưa hơn nhiều. Không gặp Lê Tương Dực, bi kịch có xảy ra với Vũ Như Tô hay không? Vẫn cứ xảy ra, nhưng một cách lặng lẽ, âm thầm, sử sách không ghi lại. Vũ Như Tô sẽ tất yếu phải chôn vùi tài năng cùng với những cao vọng sáng tạo của mình để hoặc vui vầy với nhà tranh vách đất, với củ khoai củ sắn, như Thị Nhiên, vợ chàng, hoặc nếu không chịu đựng được cuộc sống thực vật ấy thì tìm cách tự kết liễu cuộc đời mình, như bao nhiêu người tài bất đắc chí vẫn làm ở mọi châu lục và mọi thời đại.
Ta tiến gần đến cốt lõi của xung đột bi kịch trong vở kịch của Nguyễn Huy Tưởng. Vũ Như Tô, nghệ sĩ tài trời đã ngoại tứ tuần (tuổi của nhân vật được nhắc đi nhắc lại trong kịch bản kiệm lời) mà chưa làm nên sự nghiệp gì, đứng trước ngã rẽ của hai con đường, mỗi đường oan nghiệt theo một kiểu: hoặc chối từ thiên chức của mình, tức là tự sát, hoặc tuân lệnh Lê Tương Dực và mượn tay Lê Tương Dực để thực hiện mộng lớn sáng tạo, nhưng như thế là sẽ tất yếu gieo rắc thêm nhiều tai họa cho quần chúng nhân dân không có công trình Cửu Trùng Ðài đã quá khốn khổ vì bị áp bức, bóc lột, ức hiếp trăm đường. Quyền lợi của quần chúng nhân dân được tác giả kịch bênh vực bằng những phương tiện nghệ thuật đầy thuyết phục, không thể đặt chúng xuống dưới phạm trù “cái nhất thời” mà có thể không day dứt lắm hy sinh cho “cái vĩnh cửu”. Và khi họ Vũ chọn con đường xây Cửu Trùng Ðài, y ý thức rất rõ những gì phải làm để đạt đích. Y đòi vua cho y “toàn quyền làm việc, kẻ nào trái lệnh chém bêu đầu”. Công trình với năm vạn thợ bên trong và mười vạn thợ bên ngoài được so sánh với cuộc chiến tranh với nước ngoài. Cái quyền sống của nhân dân bị hy sinh không thương tiếc trong cuộc chiến ấy được phát lên thành lời nhiều lần và từ nhiều miệng: từ miệng Trịnh Duy Sản ở hồi 2 (Trịnh Duy Sản trong kịch bản là một quan võ thô bạo và hủ nho, nhưng can đảm, chính trực, lo lắng cho lợi ích của nước, của dân, đối lập với gian thần Nguyễn Vũ), từ miệng người thợ đào ngũ và bị đưa đi hành quyết ở hồi 3, rồi tế nhị từ miệng Thị Nhiên ở hồi 4 và sỗ sàng hể hả từ miệng những người lính nổi loạn ở hồi cuối, trước lúc hạ màn. Ðiệp khúc nguyền rủa Cửu Trùng Ðài vang lên song song với điệp khúc ngưỡng vọng Cửu Trùng Ðài trong tổng phổ phức điệu của kịch Vũ Như Tô. Bản nhạc lạ tai, nhưng đầy hấp dẫn của nó được kết cấu chủ yếu bằng phối hợp đối âm, trong thế cân bằng uyển chuyển và căng thẳng, hai bè hợp xướng thuận nghịch, không để bè nào lấn át bè nào.
Như vậy, hai lực đối kháng và đồng đẳng xung đột quyết liệt trong tác phẩm bi kịch hoàn chỉnh một cách cổ điển của Nguyễn Huy Tưởng: Nghệ Sĩ và Nhân Dân. Nghệ Sĩ mượn tay vương quyền khẳng định bằng việc làm thiên tài sáng tạo của mình, không đếm xỉa đến mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của nhân dân. Nhân Dân, không chấp nhận sự áp đặt giá trị với những đòi hỏi hy sinh từ phía Nghệ Sĩ, nổi dậy tiêu diệt Nghệ Sĩ và công trình kỳ quan của y. Nếu quan niệm hoạt động sáng tạo là sự thực hiện mệnh lệnh của cái Ðẹp và việc bảo vệ quyền sống và các quyền chính đáng khác của con người là sự thực hiện mệnh lệnh của cái Thiện, thì trước chúng ta là cuộc xung đột khốc liệt giữa cái Ðẹp và cái Thiện, cuộc xung đột có ý nghĩa lịch sử nhân loại ấy nhà văn Việt Nam Nguyễn Huy Tưởng đã khắc họa, bây giờ đã có thể khẳng định, một cách trường cửu, vào gần giữa thế kỷ XX. Kết cục của vở kịch mang tính bi kịch bởi vì đã băng hoại những giá trị lớn: một nghìn năm nữa nhân dân mới có thể sản sinh ra một Vũ Như Tô mới, nhiều công trình kỳ vĩ có thể được xây cất, nhưng không phải Cửu Trùng Ðài tuyệt diễm mà chỉ Vũ Như Tô mới có thể làm nên. Nhưng ta thử giả định một kết cục khác: Cửu Trùng Ðài hoàn thành, nhưng lúc ấy sẽ không còn người nào, trừ Vũ Như Tô và Ðan Thiềm, để thưởng ngoạn nó, bởi lẽ những Lê Tương Dực với lũ cung nữ với những Nguyễn Vũ đâu phải là người…
20/12/2023
Thuyền LêNhận định "kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp" có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào quan điểm và hiểu biết của mỗi người. Dưới đây là một cách hiểu và phân tích ví dụ minh họa:
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời