24/12/2023
24/12/2023
Trong tuyển tập “Hạt giống tâm hồn”, tôi rất ấn tượng với một câu chuyện có nhan đề “Chiếc ô màu đỏ”. Câu chuyện không chỉ giàu ý nghĩa với những nhân vật độc đáo mà còn có cách kể gần gũi, dễ hiểu.
Tác phẩm kể về câu chuyện ở một ngôi làng nhỏ phải chịu hạn hán kéo dài. Trước hiện thực đầy khốc liệt ấy, có người hoài nghi, họ không còn niềm tin nào vào cuộc sống. Chỉ có một cô bé giữ vững niềm tin vào lời cầu nguyện của mình. Và cơn mưa đã tới như lời ước nguyện của cô bé.
Một câu chuyện có dung lượng ngắn, tác giả không tập trung kĩ lưỡng vào việc khắc họa nhân vật ở các phương diện như tên gọi, ngoại hình, lời thoại,… Việc không tập trung khắc họa một nhân vật cụ thể đã làm cho câu chuyện trở nên giản dị, gần gũi như câu chuyện trong đời thực của con người. Ai cũng có thể là người như cô bé, ai cũng có thể là một thành phần trong đám đông dân làng,… Tác giả chỉ khắc họa sự thay đổi tâm trạng của dân làng trước sự xuất hiện và rời đi của cô gái cầm chiếc dù mảu đỏ. Qua đó, ông nhấn mạnh đến sự thay đổi kì diệu trong cuộc sống, khi con người có niềm tin vào cuộc sống, còn có niềm tin ở chính mình thì đó chính là phép màu.
Người kể chuyện không trực tiếp xuất hiện trong tác phẩm. Câu chuyện được kể ở ngôi thứ ba với cái nhìn bên ngoài, điểm nhìn được đặt chủ yếu ở người cha sứ. Người viết đứng bên ngoài quan sát toàn bộ câu chuyện và kể lại. Cách kể ấy khiến cho câu chuyện trở nên chân thực, khách quan.
Qua các nhân vật đặc biệt là nhân vật cô bé, câu chuyện đã gieo vào lòng người đọc những mầm xanh của niềm tin và hi vọng trong cuộc sống.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời