25/12/2023
Làm sao để có câu trả lời hay nhất?
25/12/2023
25/12/2023
Có ý kiến đã từng viết rằng: “Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nhân đạo chủ nghĩa, bởi vì thơ bà trước hết là tiếng nói tâm tình của người phụ nữ. Đặc biệt, không phải là người phụ nữ lầu son gác tía, chinh phụ hay cung tần mà là người phụ nữ bình thường, người phụ nữ lao động có nhiều bất hạnh trong cuộc sống.” Thật đúng như vậy, những tác phẩm của bà đều để lại rất nhiều ấn tượng trong lòng bạn đọc, đặc biệt là bài thơ Làm lẽ viết về số phận đáng thương của người phụ nữ và vạch trần bộ mặt xấu xa của chế độ đa thê.
“Kẻ đắp chăn bông, kể lạnh lùng,
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Năm thì mười họa hay chăng chớ,
Một tháng đôi lần có cũng không.
Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm
Cầm bằng làm mướn, mướn không công,
Thân này ví biết dường này nhỉ
Thà trước thôi đành ở vậy xong. ”
Hồ Xuân Hương là một thi sĩ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam, bà là một trong hai nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam được UNESCO công nhận là “danh nhân văn hoá thế giới. Những sáng tác của bà để lại rất nhiều cảm xúc khó tả và đặc biệt trong lòng bạn đọc.
Bài thơ Làm lẽ ra đời như một lời khẳng định, phản kháng mạnh mẽ chế độ đa thê chèn ép số phận của những người phụ nữ đáng thương, đòi cho họ quyền được sống, yêu thương và hạnh phúc.
Bài thở mở đầu với hai câu:
Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng,
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Bài thơ đã gợi cho người đọc những suy nghĩ đặc biệt khi đã miêu tả sự khác nhau rõ rệt giữa số phận hai người phụ nữ khi phải lấy chồng chung. Vợ cả trong nhà sẽ được nằm nơi ấm áp, chăn bông còn vợ lẻ thì phải ra ngoài hiên nằm, chịu gió và lạnh.
Lúc này đây tác giả Hồ Xuân Hương phải thốt lên rằng “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung”, đó là số phận đáng thương của người phụ nữ khi không lựa chọn được cho mình một người chồng chung thuỷ, yêu thương và bảo vệ mình.
Năm thì mười họa hay chăng chớ,
Một tháng đôi lần có cũng không
Câu thơ này đã bộc lộ tư duy mới lạ và đặc biệt của Hồ Xuân Hương trong sáng tác. Bà đã không ngại che giấu suy nghĩ và cảm xúc của mình. Khi làm vợ chồng, ai cũng đòi hỏi sự gần gũi, thân mật với chồng mình. Thế nhưng bà đã không ngại ngùng mà nói rằng “Một tháng đôi lần có cũng không”
Hai câu thành ngữ “Năm thì mười hoạ” kết hợp với “gặp hay chẳng nhớ” đã gợi lên những suy nghĩ không cất thành lời của chính tác giả.
Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm
Cầm bằng làm mướn, mướn không công,
Cố đấm ăn xôi để thể hiện sự cam chịu, nhẫn nhục của số phận người vợ lẽ đáng thương. Ở đây Hồ Xuân Hương còn muốn nói rằng người vợ lẻ phải làm mướn, lao động cật lực nhưng cuối cùng lại còn đáng thương hơn những người làm mướn bình thường, ít ra họ còn được trả tiền nhưng những người vợ lẻ thì không.
Thân này ví biết dường này nhỉ
Thà trước thôi đành ở vậy xong.
Hai câu thơ cuối cùng đã khép lại bài thơ đồng thời thể hiện sự đổi mới trong nhận thức của Hồ Xuân Hương và rất nhiều người phụ nữ khác. Sau khi biết được bộ mặt xấu xa, độc ác của những tầng lớp, chế độ đa thê, người phụ nữ ước gì bản thân ở đành vậy từ trước đến nay, đó là sự hối tiếc và buồn bã.
Bài thơ Làm lẽ của Hồ Xuân Hương là một bài thơ xuất sắc đã bộc lộ thành công số phận đáng thương của những người phụ nữ phải làm vợ lẽ đồng thời thể hiện quyền được khao khát hạnh phúc và yêu thương của người phụ nữ trong xã hội xưa.
Ngô Minh Phương
25/12/2023
25/12/2023
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
10 giờ trước
Top thành viên trả lời