01/01/2024
01/01/2024
02/01/2024
Bằng Việt là một cây bút tài năng thuộc thế hệ những nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Ông có tuổi thơ lớn lên bên người bà đáng kính ở quê thuộc huyện Thạch Thất, Hà Tây. Những năm tháng đã được tái hiện lại trong bài "Bếp lửa".
"Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh"
Trong kí ức của mình, Bằng Việt không thể nhớ rõ đó là năm nào. Thế nhưng điều in hằn trong tâm trí ông chính là hình ảnh "làng cháy tàn cháy rụi", chỉ còn sót lại tro tàn. Tất cả vật dụng, đồ đạc, nhà cửa của người dân bị ngọn lửa thiêu rụi. Người dân trong làng tản cư trở về với vẻ mặt lầm lũi, ủ dột, buồn rầu. Thế nhưng, càng đau thương, con người lại càng mạnh mẽ. Họ biến nỗi đau thành động lực để cùng nhau đoàn kết, đưa đất nước thoát khỏi cảnh bom rơi, để con cháu sau này được sống trong hòa bình hạnh phúc.
"Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
"Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!""
Bà không cho đứa cháu báo tin nhà vì bà sợ bố ở chiến khu sẽ lo lắng mà không yên tâm công tác. Thế nên, bà đã dặn "Cứ bảo nhà vẫn được bình yên". Hai chữ "bình yên" ấy được viết bởi bà, người phụ nữ mạnh mẽ, kiên cường, là chỗ dựa vững chắc cho cả gia đình. Cho dù có bất cứ khó khăn nào ập đến, người bà lưng còng ấy vẫn sẽ cố gắng giải quyết để con cháu an tâm. Bà chính là hiện thân của những người mẹ Việt Nam vĩ đại, giàu đức hi sinh, là hậu phương để tiếp thêm sức mạnh cho tiền tuyến.
“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”
Từ “bếp lửa” được cụ thể ở trên đến hai câu dưới, nhà thơ dùng từ ngọn lửa mà không nhắc lại “bếp lửa”. “Ngọn lửa” ở đây mang một ý nghĩa khái quát rộng lớn, sâu xa hơn: Đó là ngọn lửa của niềm hy vọng, có sức sống bền bỉ của tình bà cháu, tình quê nhà nồng đượm. Bếp lửa chỉ làm nồng ấm câu thơ nhưng hình ảnh “ngọn lửa” tỏa sáng từng dòng thơ lung linh hình ảnh của bà ấm lòng người đọc. Hình ảnh bà là hình ảnh người nhóm lửa, giữ lửa và đặc biệt còn là người truyền lửa, ngọn lửa thiêng của sự sống niềm tin cho các thế hệ nối tiếp. Tác giả đã nhắc đến những điều ấy với tất cả sự quý trọng và lòng biết ơn đối với bà. Người bà trong "Bếp lửa" của Bằng Việt là hậu phương vững chắc để người ở chiến trường được yên tâm.
Thông đoạn thơ, ta không những cảm nhận được không khí chiến tranh mà còn cảm thấy tự hào vì tinh thần đoàn kết, đùm bọc nhau trong lúc khó khăn của dân tộc ta. Chỉ với bảy câu thơ ngắn ngủi, Bằng Việt đã khái quát cho ta thấy được một góc nhìn khác trong cuộc chiến giành độc lập của dân tộc ta.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời