viết một bài báo cáo về một thể loại văn học dân gian

thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của Vàng Thỵ Xuaa

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

17/01/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Bài báo cáo này sẽ trình bày về một thể loại văn học dân gian - truyện cổ tích. Truyện cổ tích là một thể loại văn học dân gian phổ biến trên toàn thế giới, được truyền miệng từ đời này sang đời khác. Chúng thường kể về các nhân vật và sự kiện hư cấu, thường có một thông điệp sâu sắc về đạo đức, giá trị và cuộc sống. Bài báo cáo này sẽ được chia thành các phần sau: 1. Giới thiệu về truyện cổ tích: Trình bày về nguồn gốc và lịch sử của truyện cổ tích, cũng như vai trò quan trọng của nó trong văn hóa dân gian. 2. Đặc điểm của truyện cổ tích: Mô tả các đặc điểm chung của truyện cổ tích, bao gồm cách diễn đạt, ngôn ngữ, cấu trúc câu chuyện và nhân vật. 3. Các yếu tố trong truyện cổ tích: Phân tích các yếu tố như nhân vật, cốt truyện, môi trường và thông điệp trong truyện cổ tích. 4. Tầm quan trọng của truyện cổ tích: Trình bày về tầm quan trọng của truyện cổ tích trong việc truyền đạt giá trị văn hóa, giáo dục và giải trí cho các thế hệ trẻ. 5. Ví dụ về truyện cổ tích nổi tiếng: Đưa ra một số ví dụ về truyện cổ tích nổi tiếng như "Cô bé Lọ Lem", "Chú bé thông minh" và "Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn". 6. Kết luận: Tóm tắt lại những điểm chính đã được trình bày trong bài báo cáo và nhấn mạnh về tầm quan trọng của truyện cổ tích trong văn hóa dân gian và giáo dục. Bài báo cáo này sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về truyện cổ tích và tầm quan trọng của nó trong văn hóa dân gian.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
vananh24

17/01/2024

Câu trả lời uy tín

      Ca dao dân ca phản ánh đời sống tình cảm tư tưởng của con người, thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, tình cảm gia đình, tình yêu đôi lứa. Vì là sản phẩm có tính truyền miệng nên ở mỗi địa phương sẽ có những dị bản. Bài viết này chúng tôi sẽ báo cáo về việc sưu tầm một số dị ca dao vẫn tồn tại ở địa phương các vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ.

      Văn học dân gian nói chung và ca dao nói riêng là những sản phẩm của người lao động. Được hình thành và hoàn thiện từ thời xa xưa nhằm đáp ứng nhu cầu bày tỏ tình cảm đời sống tinh thần phong phú của nhân dân da ta. Tính dị bản là một trong những đặc điểm thú vị của ca dao, cho nên mới có tình trạng cùng là một bản nhưng câu chữ có thể khác nhau, tuy nhiên nội dung thì vẫn không thay đổi.

      Bài nghiên cứu tập trung khai thác và phân tích một số dị bản của các ca dao nhằm có cơ sở đối chiếu, so sánh. Từ đó thấy được sự phong phú, đặc sắc của ca dao cũng như sự biến hoá tài tình của nhân dân ta trong việc lựa chọn câu chữ để thể hiện đời sống tư tưởng, tình cảm.

      Hẳn nhiều người đều biết đến bài ca dao “Tát nước đầu đình” một trong những bài ca dao rất hay, sâu sắc và ý vị. Đây là bài ca dao nói về tình yêu đôi lứa, chàng trai tỏ tình với người con gái thông qua chuyện vá áo, khâu áo. Với bài ca dao này người ta tìm thấy với hai dị bản. Bản ở Phú Yên không nói đến lợn mà nói đến heo; không nói từ khâu mà nói từ vá, không “giúp đôi chăn” mà “giúp đôi áo”, không “đèo buồng cau” mà “đèo bông tai”... Tính dị bản khiến mỗi bài ca dao mang đậm đặc trưng của vùng miền, thể hiện được sự phong phú và tinh tế trong việc lựa chọn từ ngữ, hình ảnh của nhân dân ở từng địa phương.

      Trong kho tàng ca dao dân ca còn có rất nhiều nhưng dị bản khác, chẳng hạn trong bài ca dao:

Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng

Về kinh ăn cá về đồng ăn cua

Lại có một dị bản khác

Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng

Về bưng ăn ốc về đồng ăn cua

      Chúng ta không bàn đến câu nào đúng, câu nào sai vì ở mỗi vùng miền đều có những nét đặc trưng khác nhau. Quê anh có sông thì quê tôi có rạch, quê anh nhiều cá thì quê tôi nhiều ốc. Tôi thuận theo đặc trưng của quê tôi để viết, chẳng ai cấm cản được. 

      Trong chùm ca dao châm biếm cũng ghi nhận rất nhiều những bài ca dao biến thể, chẳng hạn:

Chồng người đánh bắc dẹp đông

Chồng em ngồi bếp giương cung bắn mèo

Thì lại có dị bản

Chồng người đánh bắc dẹp đông

Chồng em ngồi bếp sờ mông con mèo

      Tuy khác nhau ở các từ ngữ nhưng về nội dung cơ bản thì vẫn giống nhau, vẫn là để phê phán những ông chồng vô tích sự, không làm nên trò chống gì trong xã hội, không giúp được gì cho gia đình, mọi công việc đều đổ dồn lên đầu người phụ nữ. Chùm ca dao than thân, trách phận với motip quen thuộc như thân em, chiều chiều cũng ghi nhận khá nhiều các bài ca dao dân ca có các dị bản khác nhau như:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều 

Thành:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Mẹ ơi mẹ hỡi mau mau gởi tiền

      Chúng ta thấy vế đầu tiên của bài ca dao vẫn giữ nguyên, chỉ khác ở câu thơ thứ hai. Từ “trông về quê mẹ…” sửa thành “mẹ ơi mẹ hỡi mau mau gởi tiền”, ý tứ của bài ca dao thứ hai có vẻ thời đại hơn, trần tục hơn, có lẽ nó ra đời sau, dựa trên sự cải biên của bài ca dao một.

      Một số bài ca dao trong đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng có các dị bản khác như:

Dạy con từ thuở còn thơ

Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về thành “dạy vợ từ thuở ban sơ mới về”

      Còn rất nhiều các bài ca dao có những dị bản hay mà trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi chưa nghiên cứu được. Có thể nói tính dị bản là một trong những nét đặc sắc của ca dao dân ca Việt Nam nói riêng và kho tàng văn học dân gian Việt Nam chung. Dị bản không chỉ xuất hiện trong ca dao, tục ngữ mà còn có trong truyền thuyết, cổ tích, truyện ngụ ngôn… Việc tiếp tục triển khai các bài nghiên cứu về tính dị bản trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về tính phong phú, sinh động của thể loại văn học truyền miệng này. Từ đó  có cơ sở để khám phá những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của nó.

      Bài nghiên cứu dị bản của ca dao dân ca Việt Nam trong một số tác phẩm quen thuộc còn tương đối hạn chế. Trong đó mới chỉ tập trung khai thác được một phần rất nhỏ trong kho tàng đồ sộ của ca dao dân ca Việt Nam. Trong một số công trình nghiên cứu khác chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai tìm hiểu, nghiên cứu thêm để làm rõ sự phong phú của thể loại văn học truyền miệng này.

 

 

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

avatar
lê hùng

16 phút trước

viết đoạn văn( khoảng 200 chữ) về phẩm chất người anh hùng trong đó có đánh dấu phần tỉnh lược trong văn bản hoặc chú thích trích dẫn
avatar
level icon
pluu

1 giờ trước

Một số câu lí luận văn học Ví dụ như :hương phù sa cho đồng lúa thêm bát ngát , dòng nước trôi cho dòng sông thêm êm đềm …
avatar
level icon
pluu

1 giờ trước

Hương phù sa cho đồng lúa thêm bát ngát
avatar
level icon
Hoa Lí

1 giờ trước

nlxh về hủy hoại môi trường là hủy hoại chính mình
Anh/chị suy nghĩ gì về quan điểm của người viết trong câu văn dưới đây? " việc thiếu sót năng lực hành động có thể hạn chế người trẻ hoà nhập với thế giới"
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved