17/01/2024
Làm sao để có câu trả lời hay nhất?
17/01/2024
17/01/2024
Câu 1. Thể thơ: lục bát.
Câu 2. Những hình ảnh diễn tả cảnh đôi lứa biệt li trong đoạn trích:
- Người lên ngựa, kẻ chia bào
- Dặm hồng bụi cuốn chinh an,
Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.
- Vầng trăng ai xẻ làm đôi,
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường.
Câu 3. Nhân vật trữ tình: Kẻ ở, người đi.
Câu 4. Những hình ảnh thiên nhiên trên hầu hết đều có tính chất ước lệ: Rừng phong: Thường để chỉ mùa thu; (Người khuất) ngàn dâu: Tượng trưng cho việc người đã đi xa khuất tầm nhìn; Màu dâu xanh: Màu của chia ly, buồn tủi; vầng trăng khuất (khuyết) một nửa: Tượng trưng cho sự chia ly của tình yêu.
Câu 5:
- Phép đối:
+ Người lên ngựa>< kẻ chia bào;
+ Người về>< Kẻ đi
+ Chiếc bóng năm canh >< muôn dặm một mình
+ Nửa in gối chiếc ><nửa soi dặm trường.
- Tác dụng của phép đối:
+ Biểu đạt thấm thía hơn, cảm động hơn tâm trạng lưu luyến của Thúc Sinh – Thúy Kiều khi chia ly và tình cảnh cô đơn vò võ của Thúy Kiều sau khi chia tay Thúc Sinh.
+ Giúp cho lời thơ cân đối, nhịp nhàng, tăng tình nhạc, giàu giá trị biểu cảm.
Câu 6. Nội dung:
- Đoạn trích đã tái hiện được cảnh chia li lưu luyến, bịn rịn giữa kẻ ở (Thúy Kiều) và người đi (Thúc Sinh) cùng với dự cảm tan vỡ của Thúy Kiều.
- Diễn tả sâu sắc tâm trạng của nhân vật; thể hiện sự đồng cảm của tác giả với niềm khát khao hạnh phúc và bi kịch đau đớn của con người.
Câu 7. Những câu thơ “Vầng trăng ai xẻ làm đôi - Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường” biểu đạt tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều. Nỗi buồn li biệt và sự nhớ thương khôn nguôi dành cho Thúc Sinh và sự cô đơn, trống trải khi vò võ nơi phòng vắng. Câu hỏi tu từ: Vầng trăng ai xẻ làm đôi với đại từ phiếm "ai" như lời than trách hướng đến sự nghiệt ngã của số phận đã chia lìa đôi lứa. Mượn hình ảnh vầng trăng không trọn vẹn, Nguyễn Du đã biểu đạt thành công tình cảnh chia lìa, xa cách giữa Thúc Sinh, Thúy Kiều. Phép đối trong câu thơ Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường cộng hưởng với ý nghĩa của câu thơ trên càng tô đậm thêm sự trống trải, cô đơn của Thúy Kiều khi không còn Thúc Sinh bên cạnh.
Câu 8:
Tác giả dựng lên hình ảnh từ "Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong" rồi mới để cho Từ Hải và Thúy Kiều nói lời tiễn biệt. Liệu có gì logic hay không? Không, vì hai chữ "thẳng rong" có người giải thích "vội lời", chứ lên đường đi thẳng rồi mới nói thì vô lí. Vậy có thể hình dung, Từ Hải trên yên ngựa rồi nói những lời chia biệt với Thúy Kiều. Và, có thể khẳng định cuộc chia biệt này khác hẳn hai lần trước khi Kiều từ biết Thúc Sinh. Khi chia tay Thúc Sinh để lại để chàng về quê xin phép Hoạn Thư cho Kiều được làm vợ lẽ, hi vọng gặp lại rất mong manh vì cả hai đều biết Hoạn Thư chẳng phải là tay vừa do đó gặp lại được sự kiện hiện gặp được sự hiện tại rồi lại khó khăn chia tay vừa, do đó gặp lại được như hiện tại rất khó khăn. Hải là chia tay người anh hùng đại tràng quả chỉ vẫy vùng bốn biển.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
2 giờ trước
3 giờ trước
Top thành viên trả lời