17/01/2024
Làm sao để có câu trả lời hay nhất?
u-i-ê-n- uyên
17/01/2024
spam thải mái,không báo cáo 100%
17/01/2024
17/01/2024
1. Đôi nét về thể loại
a. Truyền thuyết
Là loại truyện dân gian, kể về các sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc liên quan đến lịch sử. Qua đó, truyền thuyết thể hiện nhận thức, tình cảm của tác giả dân gian đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử. Đặc điểm của truyền thuyết được thể hiện qua cách xây dựng nhân vật, cốt truyện, sử dụng yếu tố kì ảo, lời kể.
b. Nhân vật
Nhân vật truyền thuyết có đặc điểm:
Thường có những điểm khác lạ về lai lịch, phẩm chất, tài năng, sức mạnh…
Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn đối với cộng đồng.
Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.
c. Cốt truyện
Cốt truyện truyền thuyết có đặc điểm:
Thường xoay quanh công trạng, kỳ tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.
Thường sử dụng yếu tố kì ảo để thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật.
Cuối truyện thường gợi nhắc các dấu tích xưa còn lưu lại đến hiện tại.
d. Yếu tố kì ảo
Yếu tố kì ảo trong truyền thuyết thường được sử dụng khi cần thể hiện sức mạnh của nhân vật truyền thuyết, phép thuật của thần linh… Qua đó, thể hiện nhận thức tình cảm của nhân dân đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử.
2. Giới thiệu về tác phẩm
a. Tóm tắt
Vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức nhưng mãi vẫn chưa có nổi một mụn con. Một hôm, bà lão đi ra đồng trông thấy một vết chân rất to liền đặt bàn chân mình lên ướm thử, không ngờ về nhà liền mang thai. Mười hai tháng sau, bà sinh ra được một cậu con trai. Cậu bé lên ba tuổi mà vẫn không biết nói biết cười. Lúc bấy giờ. giặc Ân đến xâm lược nước ta, nhà vua muốn tìm người tài đánh giặc cứu nước. Sứ giả đi đến làng Gióng thì kì lạ thay, cậu bé bỗng cất tiếng nói: “Mẹ mời sứ giả vào đây”. Cậu bảo sứ giả về tâu với vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt để đánh giặc. Từ sau hôm đó, cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Giặc đến, vừa lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến, cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ đánh tan quân giặc. Tráng sĩ đánh giặc xong cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời. Vua nhớ công ơn tôn là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ tại quê nhà.
b. Bố cục
Gồm 4 phần:
Phần 1. Từ đầu đến “...nằm ấy”: sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng.
Phần 2. Tiếp theo đến “...cứu nước”: sự lớn lên phi thường của Thánh Gióng.
Phần 3. Tiếp theo đến “bay lên trời”: Gióng đánh giặc và sự ra đi.
Phần 4. Còn lại: sự tưởng nhớ công ơn Thánh Gióng, tương truyền về làng Gióng.
3. Đọc - hiểu văn bản
a. Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng
- Đời Vua Hùng thứ sáu, ở làng Gióng, có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn nổi tiếng là sống phúc đức nhưng vẫn chưa có một mụn con.
- Một hôm, bà lão đi ra đồng trông thấy một bàn chân to, liền ướm thử vào để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà lão mang thai, sau mười hai tháng thì sinh ra một câu bé.
- Cậu bé lên ba tuổi mà vẫn không biết nói, biết cười, đặt đâu thì nằm đấy.
=> Sự ra đời không giống với bất kỳ đứa trẻ bình thường nào, trái với quy luật của tự nhiên. Điều đó như một lời báo hiệu cuộc đời phi thường của cậu bé làng Gióng.
b. Sự sinh trưởng phi thường của Gióng
- Bấy giờ có giặc Ân xâm lược nước ta, nhà vua bèn sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước.
- Cậu bé nghe tiếng giao của sứ giả thì liền cất tiếng nói đầu tiên: “Mẹ mời sứ giả vào đây”.
- Gióng yêu cầu sứ giả về nói với nhà vua chuẩn bị “một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt và một tấm áo giáp sắt” với lời hứa sẽ phá tan lũ giặc này.
=> Câu nói đầu tiên là câu nói với lòng mong muốn xin đi đánh giặc cứu nước cứu dân. Câu nói mang tấm lòng yêu nước của một cậu bé mới ba tuổi nhưng đã có trách nhiệm với đất nước nhân dân.
- Từ khi gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi: “Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ”.
- Hai vợ chồng làm bao nhiêu không đủ, phải chạy nhờ bà con, làng xóm. Cả làng vui lòng góp gạo nuôi cậu bé, ai cũng mong cậu giết giặc cứu nước.
=> Sức mạnh của tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết của nhân dân ta. Gióng lớn lên trong vòng tay chăm sóc nuôi nấng của nhân dân.
c. Gióng đánh giặc và sự ra đi
* Gióng đánh giặc:
- Giặc đến gần bờ cõi, chàng Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt.
- Chàng Gióng chuẩn bị ra trận:
Mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên ngựa.
Thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ.
Roi sắt gãy, Gióng nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ và chạy trốn.
=> Hình ảnh một con người oai phong, lẫm liệt, tràn đầy sức mạnh.
=> Đúng với sự ra đời kì lạ đã dự báo trước về cuộc đời của một con người phi thường, chàng Gióng chính là biểu tượng cho sức mạnh của dân tộc Việt Nam.
* Sự ra đi của Gióng:
- Thánh Gióng một mình một ngựa, lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa bay lên trời.
=> Con người phi thường nên sự ra đi cũng trở nên phi thường. Thánh Gióng đã trở về với cõi bất tử. Đó chính là lòng tôn kính mà nhân dân ta dành cho một con người có công với đất nước.
d. Sự tưởng nhớ công ơn Thánh Gióng, tương truyền về làng Gióng
- Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương, và lập đền thờ ở quê nhà, nay là làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng.
- Dấu tích còn lại ngày nay: những bụi tre ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun mới vàng óng như thế, những vết chân ngựa thành những ao hồ liên tiếp, ngựa thét ra lửa thiêu cháy một làng gọi là làng Cháy…
=> Niềm tin bất diệt của nhân dân vào sức mạnh thần kì của dân tộc.
u-i-ê-n- uyên
17/01/2024
LanAnhui ui chép vèo
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
2 giờ trước
Top thành viên trả lời