23/01/2024
23/01/2024
Văn học hiện thực 1930 – 1945 của thế kỉ XX khuynh hướng hiện thực ở Việt Nam đã góp thêm tiếng nói tích cực vào sự nhận thức với tinh thần phân tích phê phán các mối quan hệ thối nát trong xã hội đương thời, nhen nhóm thái độ bất bình với thực tại, tỏ lòng thương cảm với những số phận khốn khổ. Trải qua bề dày thời gian, những tác phẩm của thời kì văn học hiện thực phê phán ấy đến nay vẫn nguyên giá trị và luôn có sức ám ảnh với tương lai.
Văn học hiện thực 1930 – 1945 vận động trên dòng phát triển của thời cuộc. Sống và viết trong giai đoạn có nhiều biến động về lịch sử, các nhà văn hiện thực phải nhạy bén nhận thức những chuyển biến xã hội. Hiện thực phong phú của đời sống đã làm nảy sinh cảm hứng sáng tạo ở người nghệ sĩ. Mỗi nhà văn nhận thức và phản ánh hiện thực theo một cách cảm hứng riêng.
Văn học hiện thực phê phán 1930 – 1945 cùng với cảm hứng trào phúng còn có cảm hứng bi kịch cũng được xem là cảm hứng chủ đạo. Cảm hứng ấy thấm nhuần trong các sáng tác của Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao. Trong “Tắt đèn”, nhà văn không chỉ quan tâm tới nỗi khổ lớn của người nông dân về mặt vật chất mà còn đặc biệt quan tâm tới nỗi khổ về tinh thần của họ. Cảm hứng bi kịch thấm đẫm trong từng trang viết của nhà văn. Ngòi bút nhân đạo của Ngô Tất Tố tập trung thể hiện tấn bi kịch tâm hồn với những tình cảm phong phú, sâu sắc của chị Dậu, người phụ nữ giàu lòng vị tha, yêu chồng, thương con hết mực bị đẩy vào hoàn cảnh éo le. Để có tiền nộp sưu, cứu chồng khỏi hoàn cảnh cùm trói chị đã dứt ruột bán đứa con mình. Không có nỗi đau nào lớn hơn như thế nhưng chị đã không thể làm khác. Cảm hứng bi kịch khiến Ngô Tất Tố đã xoáy sâu vào cảnh bán con…Chính lúc này chị Dậu mới phát hiện ra ở đứa con của mình đức tính mà lúc thường chưa bộc lộ hết. Còn cái Tí càng thương cha, càng quyến luyến lũ em, nó càng nhận ra tình thế không sao tránh khỏi bị đem bán của mình. Ban đầu nó van xin, khóc lóc rồi khi hiểu ra nó cắn răng chịu đựng, chấp nhận để mẹ bán cho nhà Nghị Quế. Tác giả đã sử dụng thủ pháp kéo căng thời gian nghệ thuật để làm dậy lên những tình cảm xót thương trong lòng người đọc.
23/01/2024
Trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945, quan niệm về nghệ thuật và con người được thể hiện qua các tác phẩm với những đặc điểm sau:
Tự do sáng tạo: Trong thời kỳ này, nghệ thuật được coi là một phương tiện để thể hiện cá nhân và tự do sáng tạo. Các tác giả và nhà văn khát khao được tự do trong việc diễn đạt suy nghĩ, cảm xúc và ý tưởng của mình thông qua văn chương.
Nhân văn và tình người: Văn học Việt Nam trong giai đoạn này thường mang thông điệp nhân văn, tập trung vào con người và những mối quan hệ xã hội. Tác phẩm thường tập trung vào việc phân tích và phê phán các vấn đề xã hội, như bất công, nghèo đói, bạo lực và sự bất bình đẳng.
Tiếng nói của dân tộc: Trong thời kỳ này, văn học Việt Nam cũng đóng vai trò quan trọng trong việc khẳng định và tôn vinh văn hóa, truyền thống và giá trị dân tộc. Tác phẩm thường mang tính chất dân tộc, nhằm khơi gợi lòng tự hào và tình yêu quê hương.
Tiếp cận hiện thực: Văn học trong giai đoạn này thường tiếp cận hiện thực và thể hiện cuộc sống hàng ngày của con người. Tác phẩm thường mô tả chi tiết về cảnh vật, nhân vật và sự kiện trong xã hội, nhằm tái hiện và phản ánh thực tế đời sống.
Sự đổi mới và tiến bộ: Trong giai đoạn này, văn học Việt Nam đã có sự đổi mới và tiến bộ về hình thức và nội dung. Các tác phẩm thường sử dụng ngôn ngữ sắc sảo, phong cách truyền cảm và kỹ thuật viết tinh vi hơn. Ngoài ra, các tác phẩm cũng thường mang tính chất tiên phong, đặt nền móng cho sự phát triển của văn học Việt Nam sau này.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời