Bà tôi vẫn thường hay nói với tôi: “Bà sống được ngày nào hay ngày ấy. Người già như ngọn đèn trước gió, không biết tắt lúc nào”. Bữa ăn bà thường ngồi đầu nồi, lấy đũa cả đánh tơi cơm ra rồi xới. Bà x...

ADS
Trả lời câu hỏi của chi trần
  • Câu trả lời phải chính xác, đầy đủ dựa trên kiến thức xác thực:
    • ✔ Đối với câu hỏi trắc nghiệm: Đưa đáp án lựa chọn + giải thích lý do chọn đáp án.
    • ✔ Đối với câu hỏi tự luận: Đưa lời giải và đáp án cho câu hỏi.
    • ✔ Đối với câu hỏi trả lời ngắn: Đưa ra đáp án + giải thích lý do.
    • ✔ Chấp nhận sử dụng ảnh do thành viên viết tay, ảnh cần rõ nét, không bị mờ, vỡ ảnh.
  • Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu.
  • Tránh đưa ra các ý kiến cá nhân mang tính chất chủ quan.
  • Nếu sử dụng thông tin từ nguồn khác, phải trích dẫn nguồn đầy đủ và chính xác.
  • Tuyệt đối không được sao chép các thông tin từ các trang khác, từ AI hoặc chatGPT.
ADS
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

16/02/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Trong đoạn trích trên, người bà được miêu tả là một người già có những đặc điểm nổi bật sau: 1. Tình yêu thương và quan tâm đến gia đình: Bà luôn chăm sóc và lo lắng cho cả gia đình trong việc ăn uống. Bà luôn để ý đến tôi và ưu tiên cho tôi khi ăn. Bà cũng kể chuyện và chia sẻ với tôi về quá khứ của gia đình. 2. Sự tỉnh ngủ và sự giản dị: Người bà không cần nhiều điều kiện để sống thoải mái, chỉ cần một miếng ván hay một cái chõng nhỏ là đủ để bà ngủ ngon. Bà không có nhu cầu cao về ăn uống, thường chỉ ăn ít như hai lưng cơm và một miếng cháy. 3. Truyền thống và kiên nhẫn: Bà thường kể các câu chuyện truyền thống như Truyện Kiều hoặc truyện Nhị Độ Mai cho tôi nghe, và bà thuộc từ đầu đến cuối. Bà có tính kiên nhẫn khi xâu kim, vá quần áo cho gia đình. 4. Mất niềm tin vào gia đình: Do va chạm và xung đột trong gia đình, bà cảm thấy bị khinh miệt và không được trân trọng. Bà tỏ ra buồn bã và quyết định rời đi. Từ những đặc điểm này, ta có thể phân tích người bà là một người già yêu thương gia đình, giản dị, truyền thống và kiên nhẫn. Tuy nhiên, do những xung đột trong gia đình, bà đã mất niềm tin vào gia đình và quyết định rời đi.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
leminhann

16/02/2024

Câu trả lời uy tín

Xuân Quỳnh là một nhà thơ nữ tài năng hiếm có của văn học Việt Nam. Để gửi gắm những tình cảm, những yêu thương của mình dành cho bà, Xuân Quỳnh đã viết nên truyện ngắn “Bà tôi”.
Câu chuyện kể về người bà của nhân vật tôi. Đó là bà nội, bà lên sống với người con trai là bố của “tôi” ở thành phố. Bà vô cùng yêu thương “tôi” nhưng vì bà đã già rồi, đã lẩm cẩm mà bố mẹ của “tôi” nghĩ rằng bà gây ra biết bao phiền phức. Tủi thân bà bỏ nhà về quê bán bỏng. Tuy vậy nhưng chẳng lúc nào bà quên người cháu của bà. Khi “tôi” biết được bà đã già mà vẫn còn phải vất vả kiếm sống đã òa khóc nức nở và khi ấy người bố mới nhận ra lỗi lầm của mình mà đón bà trở về.
Qua câu chuyện, ta thấy được bà là người mẹ hết lòng vì con, người bà yêu thương cháu hết mực. Bà hay kể cho “tôi” nghe bà đã vất vả nuôi nấng bố thế nào “Có lúc bà lại kể chuyện về bố tôi, hồi bố tôi còn bé hay đau ốm như thế nào, bà đã phải nuôi bố tôi vất vả như thế nào v.v… Bà kể rất nhiều, nhiều lần mà chẳng hề chán. Bà kể không phải vì bà muốn kể công mà đối với bà đó là niềm hạnh phúc. Hạnh phúc vì bà đã làm trọn nghĩa vụ của một người mẹ. Bà đã nuôi nấng bố “tôi” vất vả, hi sinh biết bao để được như hôm nay. Bà hạnh phúc vì thành quả mình đã đạt được. Đó là con trai của bà đã có công ăn việc làm, đã có gia đình êm ấm, đã có đứa cháu dễ thương là “tôi”. Niềm hạnh phúc của một người phụ nữ không phải là được ăn ngon mặc đẹp hay sống nhà cao cửa rộng mà chỉ cần con cháu mình hạnh phúc, ấm no là đủ rồi. Bà hạnh phúc, bà vui vẻ, mãn nguyện vì con cháu mình đã no đủ.
Chẳng còn cái thời cơm không đủ ăn, áo chẳng đủ mặc nữa nhưng bà vẫn rất cần kiệm. Bà tiết kiệm, nhường nhịn để con cháu có thể được ăn nhiều hơn, ăn no hơn. Còn bà, bà già rồi “Bà sống được ngày nào hay ngày ấy. Người già như ngọn đèn trước gió, không biết tắt lúc nào”. Bà phần những gì ngon nhất cho con, cho cháu còn mình chỉ nước dưa, quả cà qua bữa. Đến giấc ngủ bà cũng nhường nhịn để cháu được say giấc tròn. Bà đã già rồi vẫn lo lắng cho con cháu, phụ lo việc nhà, cái gì ngon cũng cho con cho cháu. Bà nuôi dưỡng tâm hồn cháu bằng những vẻ đẹp của văn chương “truyện Kiều, truyện Nhị Độ Mai… những truyện vần, bà thường thuộc từ đầu đến cuối”. Bà muốn cháu lớn lên khỏe mạnh nhưng tâm hồn cũng ấm áp và giàu lòng thương cảm nữa. Lòng của bà, tình yêu của bà thật rộng lớn và cao cả. Người phụ nữa cả cuộc đời sống vì người khác.
Yêu thương con cháu hết mực là vậy nhưng mà sao buồn quá, con lại chẳng hiểu cho bà. Vì bà già rồi, bà lẩm cẩm rồi, chậm chạp và nói nhiều quá nên khiến con cháu phiền hà. Vậy nhưng người con ấy- bố “tôi” sao lại quên nhanh thế,vì ai mà bà mới già nua vất vả, vì ai mà bà cố gắng cả đời thanh xuân, vì anh mà bà lẩm cẩm… Vậy mà giờ đây, chỉ vì mấy tấm tem phiếu mà đứa con bà từng đứt ruột đẻ ra, cắn rơm cắn cỏ nuôi lớn từng ngày lại mắng mỏ bà, nói bà không làm ra tiền nên chẳng biết tiếc. Những lời ấy như dao cứa vào tim can bà, những năm tháng nhọc nhằn nuôi lớn con cũng chẳng đau đớn bằng việc con chính miệng mắng mẹ. Đau đớn thay, tủi cực thay. Bà cũng một lần nữa vì con, vì cháu, vì không muốn trở thành gánh nặng mà khăn gói quả mướp trở về quê một mình tự mưu sinh khi tuổi đã gần đất xa trời. Nhưng bà vẫn thương cháu lắm, bà lo cháu ở nhà một mình chẳng no bữa cơm trưa, sợ cháu sẽ buồn khi thiếu vắng bà, sợ cháu sẽ khóc òa lên khi biết bà bỏ đi. Trước khi đi bà hết lời dỗ dành cháu, nói dối rằng mình chỉ đỉ đôi ba hôm. Cả cuộc đời bà đều phải nói dối, nói dối để hi sinh cho con cho cháu để giờ đổi lại là sự xót xa này. Dù cuộc sống xa con có vất vả đến mấy bà cũng luôn dành cho cháu những điều ngọt ngào nhất “thỉnh thoảng bà lại lên thăm tôi và lần nào cũng mang quà cho tôi, khi thì nắm táo, khi thì mấy quả ổi hoặc chùm dâu gia”. Bà thương cháu lắm và cháu cũng rất thương bà. Chính vì thế mà khi “tôi” biết tin bà phải bán bỏng ở bến tàu “tôi” đã ngay lập tức trở về nhà mà kể với cha mẹ. “Tôi” đã òa khóc nấc lên mãi cho đến khi bố đồng ý mai sẽ đón bà trở về. Có thể thấy, cuộc đời bả cả đời vất vả, hết lòng vì con, vì cháu mà đổi lại cũng thật tủi cực “Nhìn người già quả thực không ai lại hình dung được người ấy ngày xưa lại có nhan sắc! Thế mà ngày còn trẻ cụ là người có nhan sắc và nết na lắm đấy. Tội nghiệp! Biết đâu bây giờ lại khổ!”. Thật xót xa.
Qua câu chuyện, ta có thể thấy được người bà của Xuân Quỳnh là một mẹ giàu đức hi sinh, một người mẹ hết lòng vì con, người bà hết mực yêu cháu. Nhưng cái khổ khốn nạn ấy lại đeo bám bà mãi vậy, để đến tận lúc già bà vẫn chẳng được thảnh thơi, an nhàn. Mong rằng, qua tác phẩm những người con, người cháu sẽ hiểu được sự vất vả, gian khổ mà người mẹ, người bà đã phải trải qua để cho họ được sống ấm no như hôm nay. Từ đó hiếu thảo, yêu thương và phụng dưỡng những người phụ nữ vĩ đại ấy.
 

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
5.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 1
thumb down
0 bình luận
Bình luận
ADS

chi trần

Trong cuộc sống này, có những khoảnh khắc đặc biệt, những dấu ấn không thể nào phai nhạt trong lòng ta. Trong đó, bà tôi là nguồn cảm hứng lớn nhất của tôi, và tôi muốn chia sẻ một khoảnh khắc đáng nhớ về bà.

Bà tôi, một bà nội cực kỳ bình dị và hiền lành, luôn tỏ ra lạc quan và kiên nhẫn dù cuộc sống không phải lúc nào cũng êm đềm. Mỗi buổi tối, khi nhà tắm trong ánh sáng mờ ảo của bóng đèn nhỏ, tôi thường thấy bà ngồi trên chiếc ghế nhỏ trong phòng, bên cạnh bếp lửa ấm áp. Bà lúc nào cũng có một cuốn sách trên tay, và ánh mắt của bà luôn lung linh khi chìm đắm vào trang sách.

Những cuộc trò chuyện với bà là những kỷ niệm không thể nào quên được. Bà thường kể cho tôi nghe về những kỷ niệm xưa, về những thử thách và khó khăn mà bà đã phải trải qua trong cuộc đời. Tôi luôn nghe theo từng lời kể của bà, cảm thấy sự ấm áp và sự quý trọng của mối quan hệ giữa chúng tôi.

Một lần, trong một buổi tối u ám, khi cả nhà đang ngủ say, tôi bất ngờ thức dậy và thấy bà đang ngồi trong bóng tối, mắt vẫn lung linh nhưng có vẻ mệt mỏi hơn bao giờ hết. Tôi không thể kìm lại cảm xúc và ôm bà vào lòng, cảm ơn bà vì tất cả những điều tuy nhỏ nhưng vô cùng quý giá mà bà đã dành cho tôi.

Khoảnh khắc đó luôn ở trong tâm trí tôi như một hình ảnh vĩnh cửu về tình mẫu tử và sự hi sinh của bà. Tôi sẽ luôn trân trọng và ghi nhớ mỗi khoảnh khắc bên bà, với tất cả sự yêu thương và biết ơn. Bà tôi, người phụ nữ đặc biệt nhất trong cuộc đời tôi, sẽ luôn là nguồn động viên và niềm tự hào của tôi mãi mãi.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
4.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
1 bình luận
Bình luận
avatar
level icon

chi trần

16/02/2024

MinHeedài hơn đc ko bn


Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

logo footer
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
app store ch play
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi