19/02/2024
Làm sao để có câu trả lời hay nhất?
19/02/2024
19/02/2024
Trường học là môi trường không những cung cấp cho chúng ta những tri thức về khoa học mà còn là nơi rèn luyện nhân cách, đạo đức cho học sinh, sinh viên, bồi dưỡng cho tâm hồn chúng ta thanh cao hơn, trong sáng hơn, trang bị cho chúng ta một quan niệm đúng đắn về cuộc sống, một lẽ sống cao đẹp... Thế nhưng, một điều thật đau lòng, thật nhức nhối đang diễn ra khiến nhiều người làm công tác giáo dục nói riêng, các cấp chính quyền và toàn xã hội nói chung đang lo lắng trước sự suy đồi, tha hóa về đạo đức trong nhà trường hiện nay đó là nạn bạo lực học đường.
Trước tiên cần phải tìm hiểu những nguyên nhân nào dẫn đến nạn bạo lực học đường? Nạn bạo lực học đường xảy ra là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Về nguyên nhân khách quan, ta thấy ngày nay học sinh bị tác động nhiều của phim ảnh, internet. Những phim ảnh, những trang web đầy bạo lực và khiêu dâm nhan nhản trong xã hội làm vẩn đục tâm hồn của học sinh và sinh viên, giết dần, giết mòn tâm hồn cao đẹp của giới trẻ, làm cho giới trẻ dần dần đánh mất đi tính lương thiện, đánh mất những ước mơ, hoài bão cao đẹp của đời mình, biến họ trở thành những kẻ hung dữ, ăn chơi sa đọa, đua đòi, tiêm nhiễm theo lối sống không lành mạnh.
Về mặt chủ quan, ta dễ dàng nhận thấy kỉ cương trong nhà trường của chúng ta quá lỏng lẻo, chúng ta quá tôn trọng học sinh, thậm chí nhiều trường, nhiều nơi không cho đuổi học học sinh, dù học sinh đó có vi phạm kỉ luật đến mức độ nào đi nữa. Điều đó khiến cho học sinh chẳng còn coi kỉ luật của nhà trường ra gì cả, nên tha hồ đánh nhau, trấn lột lẫn nhau mà cũng không sợ bị đuổi học.
Một nguyên nhân chủ quan nữa dẫn đến nạn bạo lực học đường là gia đình thiếu quan tâm đến con em mình. Cha mẹ chỉ lo làm ăn, cung cấp tiền bạc cho con cái tiêu xài, ngoài ra chẳng biết con cái mình học hành như thế nào, quan hệ với bạn bè tốt xấu ra sao, quan hệ với thầy cô ở trường như thế nào hay chúng có những suy nghĩ lệch lạc như thế nào về cuộc sống, về xã hội? Cha mẹ không quan tâm, chăm sóc, theo dõi con cái thì làm sao hiểu được tâm tư tình cảm của con cái, làm sao kịp thời ngăn chặn, uốn nắn những suy nghĩ, những hành động lệch lạc sai trái của con cái để hướng chúng đi trên con đường tốt đẹp được.
Một yếu tố nữa cũng tác động rất lớn đến lối sống của giới trẻ hiện nay đó là sự ăn chơi đua đòi theo lối sống phương Tây không phù hợp. Bên cạnh đó còn có tệ nạn ma túy, rượu chè, cờ bạc ngoài xã hội cũng đã phá hủy, làm băng hoại tâm hồn tuổi trẻ, khiến nhiều thanh thiếu niên phạm tội và dẫn đến nạn bạo lực học đường.
Những cảnh bạo lực học đường, trong đó có những cảnh nữ sinh áo dài trắng, quần trắng lao vào nhau, cấu xé nhau, xé rách quần áo của nhau; những cảnh học sinh lớp này và học sinh lớp kia trong một trường đâm chém nhau như những cảnh trong phim xã hội đen... được tung lên mạng đã làm đau nhói trái tim của những con người đang trăn trở về tương lai của xã hội, của đất nước.
Vậy các ngành, các cấp, mọi tầng lớp trong xã hội chúng ta phải làm gì trước sự suy đồi về đạo đức trong xã hội hôm nay, nhất là nạn bạo lực học đường đang xảy ra hàng ngày trong nhà trường và ngoài xã hội. Thiết nghĩ, để hạn chế được vấn đề này, chúng ta phải lập lại kỷ cương trong nhà trường, dĩ nhiên chúng ta phải đặt nặng vấn đề giáo dục nhưng cũng phải mạnh tay hơn đối với những học sinh quá kém về đạo đức, cần phải mời những em học sinh đó ra khỏi nhà trường, nếu không chúng ta sẽ rơi vào chỗ ảo tưởng hóa về vấn đề giáo dục.
Bên cạnh đó, gia đình cần quan tâm sâu sắc tới con em mình và có mối quan hệ mật thiết với nhà trường, để biết con em mình hàng ngày học hành và sinh hoạt như thế nào? Hơn nữa, nhà nước cần hạn chế những phim ảnh bạo lực, những quán bar, vũ trường, quán nhậu... và mở ra nhiều sân chơi bổ ích, lành mạnh cho tầng lớp thanh thiếu niên như xây dựng, mở ra nhiều sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông... những câu lạc bộ của từng bộ môn trong trường học để các bạn học sinh vừa học vừa chơi, tạo nên sự thoải mái và tình bạn bè gần gũi, thân thiết thì mới mong hạn chế bớt nạn bạo lực học đường. Tất nhiên, các cấp chính quyền cũng cần phải đồng bộ, quyết liệt hơn trong việc đẩy lùi những tệ nạn xã hội như ma túy, rượu chè, cờ bạc, trộm cắp, đua xe; đi sâu giáo dục tuổi trẻ lối sống đẹp, thổi vào lâm hồn tuổi trẻ luồng gió tươi mát hơn, trong lành hơn để thanh thiếu niên thấy cuộc sống này tươi đẹp hơn, đáng sống hơn, thì nạn bạo lực học đường sẽ không còn nữa.
Tôi thiết nghĩ nếu nạn bạo lực học đường không được ngăn chặn và đẩy lùi sớm thì đó là một cái họa của đất nước và dân tộc. Không biết xã hội sẽ đi về đâu khi bộ phận không nhỏ của tuổi trẻ hôm nay sống không có lí tưởng, đi ngược lại truyền thống đạo lí có tự nghìn xưa của dân tộc, sống theo lối sống cá nhân, ăn chơi hưởng lạc, sống không có mục đích ở ngày mai.
19/02/2024
Bạo lực học đường là một vấn đề nghiêm trọng đang ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội hiện nay, đặc biệt là ở độ tuổi học sinh cấp trung học. Trong bài văn này, tôi muốn nêu rõ vấn đề này và đưa ra những ý kiến cá nhân về tầm quan trọng của việc ngăn chặn và giải quyết bạo lực học đường ở học sinh lớp 7.
Đầu tiên, bạo lực học đường không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của học sinh mà còn ảnh hưởng đến quá trình học tập và phát triển của họ. Những hành vi bạo lực như đánh đập, hăm dọa, xúc phạm không chỉ làm tổn thương tâm hồn của nạn nhân mà còn tạo ra một môi trường học tập không an toàn và không lành mạnh.
Ở độ tuổi lớp 7, học sinh đang trong giai đoạn phát triển về cả thể chất lẫn tinh thần, họ cần sự ổn định và an toàn để phát triển toàn diện. Bạo lực học đường không chỉ là vấn đề của cá nhân mà còn là vấn đề của cả cộng đồng, do đó việc ngăn chặn và giải quyết bạo lực học đường là trách nhiệm của tất cả mọi người, không chỉ là của học sinh mà còn của giáo viên, phụ huynh và cả xã hội.
Để ngăn chặn và giải quyết bạo lực học đường ở học sinh lớp 7, trước hết cần tạo ra một môi trường học tập và rèn luyện tính cách tốt cho học sinh. Giáo viên cần có vai trò quan trọng trong việc giáo dục và hướng dẫn học sinh về tư duy tích cực, sự tôn trọng và sự đồng cảm. Ngoài ra, việc tạo ra các chương trình giáo dục về phòng chống bạo lực và tư vấn tâm lý cho học sinh cũng rất cần thiết.
Trong bối cảnh xã hội ngày càng phức tạp, việc ngăn chặn và giải quyết bạo lực học đường ở học sinh lớp 7 không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan chức năng mà còn là trách nhiệm của toàn bộ cộng đồng. Chúng ta cần hành động ngay từ bây giờ để xây dựng một môi trường học tập lành mạnh và an toàn cho tương lai của các em nhỏ.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
5 giờ trước
5 giờ trước
Top thành viên trả lời