Có ng cho rằng "Thưa bắt rể từ lòng người nở hoa từ từ ngữ "Em hiểu ý kiến trên như thế nào ?Bằng sự hiểu biết của em về bài thơ Bếp Lửa của Bằng Việt hãy làm sáng tỏ điều đó Viết bài văn

thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của .......

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

27/02/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Trong bài thơ "Bếp Lửa" của Bằng Việt, câu "Thưa bắt rể từ lòng người nở hoa từ từ ngữ" có thể được hiểu là việc truyền đạt thông điệp, cảm xúc qua lời nói cần phải tỉ mỉ, chân thành và dứt khoát. Người ta cho rằng, khi truyền đạt ý kiến hay thông điệp từ trái tim của mình, như một hạt giống được gieo vào lòng người khác, sẽ nảy mầm và phát triển dần dần theo thời gian. Để làm sáng tỏ điều này trong bài văn của bạn, bạn có thể phân tích cụ thể về cách mà tác giả Bằng Việt đã sử dụng từ ngữ để truyền đạt thông điệp trong bài thơ "Bếp Lửa". Bạn có thể nhấn mạnh vào việc tìm hiểu ý nghĩa sâu xa của câu "Thưa bắt rể từ lòng người nở hoa từ từ ngữ" và áp dụng vào cuộc sống hàng ngày để minh họa cho ý kiến trên. Chúc bạn viết bài thành công!
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
daongocha

27/02/2024

Câu trả lời uy tín

Nhà phê bình Nga Bielinski từng nói: "Thơ, trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật." Quả thật một bài thơ có giá trị là khi nó và thể hiện được tư tưởng tình cảm của người nghệ sĩ, là khi nó viết lên bằng những dòng thơ, những câu thơ chân thành, bắt nguồn từ thẳm sâu trái tim người viết. Song, nếu muốn thơ là cầu nối giữa tác giả và bạn đọc thì "nội dung và hình thức luôn thống nhất chặt chẽ với nhau". Bàn về giá trị ấy của thơ, trong tập thơ cổ "Trung Hoa Cổ kim hoàn ca tập", Viên Mai đã viết: “Thơ bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ.”

Từ rất lâu về trước, nhiều nhà phê bình văn học đã đi tìm một định nghĩa cho "Thơ", nhưng không có một định nghĩa nào thỏa đáng cả. Nhưng xét cho cùng, thơ có thể hiểu là một thể loại văn học thuộc phương thức trữ tình, ngôn từ cô đọng, có nhạc tính. Thơ bắt nguồn và đơm hoa kết trái từ sự rung động của tác giả, "vận chuyển" đến người đọc bằng cảm xúc mãnh liệt. Khi ấy, nội dung của thơ ca được ví như "rễ", phần nằm sâu trong lòng đất, là bộ phận quan trọng, hút dinh dưỡng cho cây. "Rễ” quan trọng như vậy nhưng nó lại khó thấy, “bắt nguồn từ lòng người”, thơ bắt nguồn từ thẳm sâu trong trái tim người viết, từ những xúc cảm ngọt ngào.Và, sau khi hút chất dinh dưỡng ấy, nó sẽ "nở hoa". Đó là sự thăng hoa của nghệ thuật, mà cụ thể ở đây là “từ ngữ”. Từ ngữ trong thơ ca cũng chính là chất liệu được thi sĩ mã hóa, sàng lọc từ cuộc đời để tạo ra những câu thơ tinh túy nhất. Tóm lại, Viên Mai đã mượn hình ảnh của "rễ" – "xương sống" của cây và chức năng của nó, ông đã khẳng định mối quan hệ mật thiết của hai khía cạnh quan trọng trong thơ ca là nội dung và nghệ thuật từ ngữ. Chính nhờ những con chữ bay bổng, cảm xúc từ tận đáy tim của tác giả mới được thăng hoa, bùng cháy.

Nhận định của Viên Mai quả là rất sâu sắc và xác đáng khi nói lên sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hai phạm trù văn học để dệt nên một bức tranh thơ có giá trị. Con người bao giờ cũng là nguồn cảm hứng mênh mông, bất tận của tâm hồn nghệ sĩ. Thơ giải bày hộ con người những điều ẩn khuất mà tác giả đã cảm nhận, nó đi sâu vào con người bằng những hy vọng và ước mơ, nhưng cũng có khi lại là sự thất vọng, đau thương của kiếp sống con người. Sẽ "chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép", sẽ chẳng có thơ khi người làm thơ không tìm được sợi dây giao nối với cuộc đời để tâm hồn được ươm trồng, nảy nở. Khi ấy, những cảm xúc thơ có thể thức tỉnh, giúp ta “giật mình bởi một tiếng lá rụng”, để giúp ta sống người hơn, có ích hơn. Ngôn từ là tinh hoa quý giá nhất của một thi sĩ. Từ ngữ đẹp, có sức gợi sẽ mang đến giá trị thẩm mỹ cho thơ ca, khơi gợi ấn tượng thẫm mỹ trong lòng người đọc. Nhờ đó, tác phầm sẽ được độc giả đón nhận và sẽ vang mãi trong trái tim của họ.Từ ngữ trong thơ hàm súc, cô đọng, chính xác và đặc biệt khi ghép lại thành những vần thơ, nó phải có tính nhạc để thông qua từng con chữ, thi nhân có thể truyền tải những điều tế nhị, sâu kín, và “nở hoa” trong lòng người đọc.

Bài thơ “Bếp lửa” như tiếng lòng của người cháu dành cho bà suốt những năm tháng ấu thơ vất vả, bộn bề lo âu. Hình ảnh “bếp lửa” gần gũi, bình dị trong mỗi gia đình Việt Nam thời xưa nhưng dường như có sức ám ảnh và lay động tác giả. Vì bếp lửa gắn với bà, gắn với kỉ niệm ấu thơ không thể phai nhòa.

Điệp từ “một bếp lửa” có sức chứa đựng tình cảm và cảm xúc rất lớn và chân thành, thôi thúc tác giả luôn có một nỗi nhớ thường trực ở trong đó. Hình ảnh bếp lửa “chờn vờn” và “ấp iu” diễn tả sự gắn bó, không thể tách rời. Một loạt những ký ức về bà, về kí ức ngày xưa cứ thế dội về mạnh mẽ, khiến tác giả phải thốt lên “ôi”. Một từ “ôi” mang nặng ân tình, thiêng liêng, nồng đượm biết bao nhiêu. Hẳn rằng Bằng Việt đã có những năm tháng đáng nhớ, đáng trân trọng bên cạnh bà. Kí ức cứ thế ùa về:

Một tuổi thơ nhọc nhằn, vất vả bên cạnh bà. Một cậu bé bốn tuổi đã quá thân thuộc với mùi khói ở bếp lửa. Đất nước rơi vào ách thống trị thực dân, tình cảnh nạn đói thê thảm là điều không tránh khỏi. Khói bếp tuổi thơ đã “hun” đầy trong khóe mắt, hun cả một vùng trời tuổi thơ nhọc nhằn. Chữ “cay” ở cuối câu thơ như lắng lại, gieo vào lòng người nỗi buồn man mác. Là sống mũi "cay” hay là tuổi thơ cay cực, là thương bà, thương bố mẹ hay thương bếp lửa tần tảo sớm hôm.

Một khổ thơ cảm động. Một khổ thơ cảm xúc được bật ra sau bao nhiêu năm kìm nén ở trong. Năm tháng sống bên cạnh bà tuy khó nhọc nhưng tràn đầy ân tình. Cậu bé nhỏ thương bà khó nhọc bên bếp lửa, thương cho bà một mình nuôi cháu. Và tiếng kêu của tu hú lại khiến cho tâm sự của người cháu trở nên nặng nề hơn.

Tình bà cháu trong đoạn thơ này thực sự khiến người đọc chùng lại, rưng rưng nước mắt. Đất nước chìm trong bom đạn nhưng bà vẫn luôn chở che, chăm lo cho cháu từ bữa ăn đến giấc ngủ. Còn tình cảm nào thiêng liêng và cao cả hơn nữa.

Đức hi sinh cao cả của người mẹ dành cho con, của người bà dành cho cháu. Dù gian khổ, dù mất mát nhưng hậu phương luôn phải là chỗ dựa vững chắc và bình yên nhất cho tiền tuyến. Hình ảnh người bà trong đoạn thơ này đầy đức hi sinh cho gia đình, cho tổ quốc. Lời dặn dò của bà đối với cháu nặng tựa nghìn non, chất chứa nghĩa tình sâu đậm. Bà yêu thương cháu, thương con, thương cho đất nước lầm than.

Từ “bếp lửa” tác giả đã chuyển thành “ngọn” lửa như nâng tầm cao hơn của tình yêu và sự hi sinh của người bà. Bà vẫn luôn nhen nhóm yêu thương, một tình yêu chung và riêng bao la, bất diệt. Đứa cháu nhỏ của bà giờ đã trưởng thành, đến một đất nước xa xôi cách bà nửa vòng trái đất nhưng những ký ức tuổi thơ đó luôn là điều thiêng liêng mà cháu luôn trân quý. Nhắc nhở bản thân không được phép quên đi. Nhắc nhở ký ức luôn sống mãi, không quên. Bài thơ “Bếp lửa” với câu từ giản dị, cách viết nhẹ nhàng nhưng dường như khiến người đọc thấy cay cay ở khóe mắt. Một bài thơ tràn đầy tình yêu, tràn đầy hạnh phúc giữa đắng cay cuộc đời.

Chính vì thế, “Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và khám phá về nội dung”. Có lẽ tác phẩm chân chính là như vậy chăng? Bằng giai điệu dịu dàng, êm nhẹ của những từ ngữ “nở hoa”, những câu thơ đã “bắt rễ” và “nở hoa” trong lòng người đọc bằng cái tâm và tài của thi sĩ. Quả thật, “Thơ bắt rễ từ lòng người, nỡ hoa nơi từ ngữ.”

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Trang TrịnhCâu "Thưa bắt rể từ lòng người nở hoa từ từ" được hiểu theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào ngữ cảnh và quan điểm của người đọc. Tuy nhiên, qua sự hiểu biết của tôi về bài thơ "Bếp Lửa" của Bằng Việt, có thể làm sáng tỏ một số ý nghĩa và tầm quan trọng của câu này.

Trong bài thơ "Bếp Lửa", Bằng Việt đã mô tả hình ảnh một căn bếp lửa nhỏ, nơi góp nhặt của những người phụ nữ, nơi gắn kết và chứa đựng tình cảm gia đình. Câu "Thưa bắt rể từ lòng người nở hoa từ từ" có thể được hiểu như một lời nhấn mạnh về sự quý trọng và tôn trọng gia đình, cũng như ý nghĩa sâu xa của tình yêu thương và sự hi sinh trong cuộc sống hôn nhân.

Đối với người hiểu biết về bài thơ "Bếp Lửa", câu này có thể đề cập đến ý nghĩa của việc chấp nhận và tôn trọng người chồng mới, hay "bắt rể", từ trái tim và tình cảm của người phụ nữ. Việc "nở hoa từ từ" có thể ám chỉ đến quá trình thích nghi và xây dựng mối quan hệ gia đình một cách tự nhiên và dần dần.

Câu này cũng có thể được hiểu là một lời khuyên, khuyến khích người phụ nữ hiểu và chấp nhận người chồng mới một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, và dần dần, không cần phải vội vàng hay ép buộc. Quá trình này cần thời gian và sự hiểu biết lẫn nhau, để tạo ra một mối quan hệ hôn nhân vững chắc và hạnh phúc.

Tóm lại, câu "Thưa bắt rể từ lòng người nở hoa từ từ" trong bài thơ "Bếp Lửa" của Bằng Việt có thể được hiểu như một lời nhấn mạnh về sự quý trọng và tôn trọng gia đình, cũng như ý nghĩa sâu xa của tình yêu thương và sự hi sinh trong cuộc sống hôn nhân.


Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved