Phân tích bài thơ "Chợ cát" của Bình Nguyên

ADS
thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của Phuong Anh
  • Câu trả lời phải chính xác, đầy đủ dựa trên kiến thức xác thực:
    • ✔ Đối với câu hỏi trắc nghiệm: Đưa đáp án lựa chọn + giải thích lý do chọn đáp án.
    • ✔ Đối với câu hỏi tự luận: Đưa lời giải và đáp án cho câu hỏi.
    • ✔ Đối với câu hỏi trả lời ngắn: Đưa ra đáp án + giải thích lý do.
    • ✔ Chấp nhận sử dụng ảnh do thành viên viết tay, ảnh cần rõ nét, không bị mờ, vỡ ảnh.
  • Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu.
  • Tránh đưa ra các ý kiến cá nhân mang tính chất chủ quan.
  • Nếu sử dụng thông tin từ nguồn khác, phải trích dẫn nguồn đầy đủ và chính xác.
  • Tuyệt đối không được sao chép các thông tin từ các trang khác, từ AI hoặc chatGPT.
ADS
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

10/03/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Bài thơ "Chợ cát" của Bình Nguyên là một tác phẩm văn xuôi nổi tiếng trong văn học Việt Nam. Bài thơ này thể hiện sự gắn bó, tình cảm chân thành và đời sống hằng ngày của người dân ở chợ cát. Tác giả đã sử dụng những hình ảnh sinh động để miêu tả cuộc sống bình dị, chất phác của người dân nơi đây. Bố cục của bài thơ được chia thành hai phần: phần đầu gồm tám câu thơ miêu tả về phận người và tình người ở chợ cát, phần cuối gồm hai câu thơ thể hiện tâm trạng của thi nhân. Biện pháp nghệ thuật trong bài thơ được thể hiện qua việc sử dụng điệp ngữ "vẫn là" để khẳng định sự tồn tại và gắn bó lâu dài của chợ cát với cuộc sống của người dân. Đồng thời, qua các câu thơ, tác giả đã truyền đạt thông điệp về lòng trung hiếu, lòng biết ơn và sự chân thành trong giao tiếp giữa con người. Tóm lại, bài thơ "Chợ cát" không chỉ là một bức tranh sinh động về cuộc sống ở chợ cát mà còn là lời ca tỏ lòng biết ơn và kính trọng đối với công lao, sự chân thành của con người.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 1
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
quynhgiang555

10/03/2024

Câu trả lời uy tín

Bình Nguyên tên thật là Nguyễn Đăng Hào là một nhà văn người Ninh Bình. Hiện ông là Chủ tịch hội văn học nghệ thuật Ninh Bình, Hội viên hội nhà văn Việt Nam. Bài thơ "Chợ cát" của Bình Nguyên là tác phẩm được xuất xứ: In trong tập "Đi về nơi không chữ" - 2006. Bài thơ thể hiện sự gắn bó, tình cảm chân thành và đời sống hằng ngày của người dân ở chợ cát. Tác giả đã sử dụng những hình ảnh sinh động để miêu tả cuộc sống bình dị, chất phác của người dân nơi đây.
Tám câu thơ đầu tác giả miêu tả về phận người và tình người Chợ Cát. Chợ Cát là một chợ phiên thuộc xã Khánh Trung, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Bài thơ “Chợ Cát” là một bài thơ hay nhất của Bình Nguyên viết về cảnh quê, người quê Ninh Bình. Với thể thơ lục bát quen thuộc, ngôn ngữ thơ giàu cảm xúc, hình ảnh thơ giàu ý nghĩa biểu tượng, tác giả đã tái hiện chân thực, sinh động bức tranh chợ quê nghèo và cái tình người chợ Cát. 
Hai cầu đầu bài thơ tác giả sử dụng điệp ngữ “vẫn là” để khẳng định chợ Cát vẫn tồn tại, vẫn gắn bó với cuộc sống của người dân nơi đây. “Sương gió”, “nắng mưa” là những hình ảnh nói về sự lam lũ, vất vả của người dân quê nơi đây. Hai câu thơ tiếp theo tác giả sử dụng biện pháp so sánh “Bao nhiêu … bấy nhiêu”. “Phận mỏng tang” nói lên thân phận con người mỏng manh, bấp bênh của con người. “Cái vội, cái vàng” gợi về cuộc sống của một vùng quê nghèo với phận người vất vả, lam lũ. Qua hai câu thơ tác giả đã thể hiện được tình người chân thực, nồng hậu, chất phác của người dân. Tác giả sử dụng câu hỏi tu từ để khẳng định những thứ người dân chợ Cát trao đổi, bán mua không hề có sơn hào hải vị. “Kẻ trước người sau ngọt lời” thể hiện thái độ trân trọng sức lao động của mình và của người, cách cư xử đầy tình người. Hoán dụ “răng đen”, “tóc mu” đã thể hiện rõ tình người chân thực, nồng hậu, ấm áp. Cái quí ở đây không phải là giá trị vật chất mà là cái tình người trao nhau. Nó quí sánh ngang bằng “vàng mười” và trong phiên chợ ấy người già, người trẻ ngồi cạnh bên nhau trông thật thuần hậu. Bằng việc sử dụng rất nhiều các biện pháp nghệ thuật như: ẩn dụ, điệp ngữ, hoán dụ, so sánh, quan hệ từ. Tác giả đã tái hiện lại một cách chân thực về cuộc sống ở một vùng quê nghèo vất vả, lam lũ nhưng tình người thì chân thực, nồng hậu. Từ đó khơi gợi sự trân trọng, đồng cảm, đồng tình và thể hiện được cách ứng xử đầy nhân ái, đậm tính nhân văn của tác giả. Như vậy 8 câu thơ đã khái quát, nét chung của chợ Cát từ xưa tới nay. Khẳng định chợ Cát bao đời nay vẫn tồn tại, vẫn gắn bó với cuộc sống nhọc nhằn, lam lũ của người dân nơi đây bởi sương gió, nắng mưa của ngày xưa và đến cả ngày nay. Chợ Cát vẫn là của riêng chợ Cát, vẫn là những nét riêng độc đáo với bao nhiêu cái phận mỏng tang, rồi bấy nhiêu cái vội vàng trao nhau trong phiên chợ. Cách nói bao nhiêu, bấy nhiêu cho ta hiểu cuộc sống của con người nơi vùng quê này vất vả, lam lũ bởi phận người mỏng tang và phiên chợ, người đi chợ cũng trao nhau vội vàng. Nhưng trao đổi, bán mua đau phải là sơn hào hải vị, đâu phải là những vật chất quý hiếm, chắc chắn đó là những sản vật quê mùa mà theo tác giả đó mới chính là thứ vàng mười quý giá. Từ người già cho đến lớp trẻ họ đều là những con người thuần hậu, chất phác, dù cuộc sống có là bấp bênh song tình người luôn đọng trong hành vi, xử sự. Họ không ồn ã, xô bồ mà kẻ trước người sau ngọt lời với nhau, họ trân trọng những tình cảm ngọt lành, chân chất, trân trọng sức lao động của mình và của người.
“Đồng xu lấm vị bùn” là chỉ nỗi nhọc nhằn của người dân chợ Cát. Là thành qủa lao động mà người dân gặt hái được sau bao tháng ngày vất vả. Đồng thời đây cũng là hình ảnh so sánh vô cùng sáng tạo. Đó là cách ứng xử đầy nhân ái, đậm tính nhân văn. Khiến lòng ta cũng cảm thấy run run trong sự đồng cảm.  Đồng xu ấy chính là thành quả của người dân chợ Cát gặt hái được sau bao nỗ lực, bao tháng ngày bán mặt cho đất bán lưng cho trời, sau bao tháng ngày chăm chút những sản vật quê mùa. Cảm nhận đồng xu không chỉ lấm mà là lấm vị bùn thì quả là người có trái tim nhân ái. Tác giả không chỉ nhìn thấy sự nhọc nhằn vất vả của người dân chợ Cát mà còn như nếm được cái vị vất vả mặn mòi ấy. Nếu không lớn lên từ những miền quê, từ những nhọc nhằn lam lũ của người nông dân sẽ chẳng thể nào cảm nhận được những đắng chát mà người dân phải trải qua, những đắng chát trong những đồng xu nhỏ nhoi ấy. Một hình ảnh so sánh làm người đọc rưng rưng xúc động, rưng rưng thổn thức. Nói về phận người mà tác giả dùng cụm từ “Run run phận người”. Thì quả là vô cùng sáng tạo nó không chỉ thể hiện một trí óc thông minh một bàn tay tài hoa mà còn cho ta thấy một trái tim luôn thổn thức tình người - một trái tim nhân ái sâu sắc. Nhà thơ Trịnh Thanh Sơn từng bình về cụm từ này “Cái run run phận người” là một tổ hợp từ cực kì sáng tạo. Quả thật vậy, đọc song hai câu kết, đặc biệt là đến tổ hợp từ “Run run phận người” bất giác lòng ta cũng cảm thấy run run trong sự đồng cảm, đồng tình, đồng vọng. Qua đây có thể thấy được cuộc sống vất vả, lam lũ, khó nhọc nhưng tình người chân thật, mộc mạc, giàu tình nghĩa. Từ đó chúng ta phải biết yêu quý trân trọng những con người lao động và những thành quả lao động của mình và của người, yêu mến, tự hào về con người Ninh Bình. Và chúng ta cần giữ gìn và phát huy những nét đẹp truyền thống về văn hóa của quê hương Ninh Bình. Cho dù cuộc sống hiện đại có thay đổi theo thời gian, những phiên chợ ngày càng sầm uất nhưng chúng ta vẫn phải giữ gìn được những tình người mộc mạc, chân thành.
Như vậy qua bài thơ chợ Cát, em biết thêm được vẻ đẹp của những phiên chợ quê mộc mạc mà sâu lắng, ấm áp tình người. Bài thơ đong đầy nỗi niềm nhân ái, nỗi niềm thân phận của tác giả về phiên chợ quê với những nét riêng, độc đáo. Cuộc sống vất vả nhưng giàu tình người. Bài thơ cũng khơi gợi trong người đọc chúng ta niềm đồng cảm, sự trân trọng nét đẹp tình người của quê hương. “Chợ cát" không chỉ là một bức tranh sinh động về cuộc sống ở chợ cát mà còn là lời ca tỏ lòng biết ơn và kính trọng đối với công lao, sự chân thành của con người.
 

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
2 bình luận
Bình luận
avatar

Phuong Anh

10/03/2024

quynhgiang555 sao coppy của timi v


avatar

Đinhh Lộcc

05/06/2024

nó khác cái của timi mà


ADS

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

logo footer
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
app store ch play
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi