23/03/2024
23/03/2024
Là cây bút trẻ được biết đến khoảng hai thập niên trở lại đây, Nguyễn Ngọc Tư nổi lên như một “hiện tượng” và nhận được nhiều cảm mến của độc giả mọi lứa tuổi. Sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư chủ yếu viết về những câu chuyện bình dị của con người vùng sông nước Nam bộ - quê hương tác giả, với trái tim nhân hậu, nhạy cảm. Đọc đoạn trích “Ông ngoại” ta bị ấn tượng bởi nhân vật Dung của tác giả.
Sáng tác năm 2001, tác phẩm “Ông ngoại” nằm trong tuyển tập truyện ngắn dành cho thiếu nhi của cây viết trẻ Nguyễn Ngọc Tư. Câu chuyện kể về Dung, một cô bé có lòng nhân hậu, chăm sóc những con vật khi chúng bị thương. Không những vậy, cô bé còn là một cô bé biết yêu thương, cảm thông chia sẻ với ông bà, trân trọng tình cảm của người khác đối với mình. Một truyện ngắn mang một bài học sâu sắc về tình cảm con người.
Nhân vật Dung là một cô bé mới lớnvới tâm hồn trong sáng, mẫn cảm, trái tim biết hi sinh, sớm ý thức và có trách nhiệm .Dung xuất hiện trong tình huống đặc biệt : Gia đình cậu mợ đi định cư nước ngoài, mẹ quyết định cho Dung sang ở với ông Ngoại. Với tâm lí của một đứa trẻ, rõ ràng Dung không hề thích cách sống, cách inh hoạt cũng như tính cách người già như ông Ngoại.Thậm chí, Dung từng than thở với mẹ : " Ở với ông Ngoại buồn chết". Không những thế, Dung còn nhận ra có hẳn hai thế giới trong một căn nhà: " Thế giới của ông là mấy ông bạn già, là mấy chồng nhựt báo, là cái radio đâu hồi còn đánh nhau, là trầm tư suy ngẫm, là mảnh sân hoa trái. Thế giới của Dung là tiếng nhạc gào thét xập xình,là sắc màu xanh đỏ, là quả đất như nằm gọn trong bàn tay". Những tưởng Dung sẽ sớm rời xa ông hoặc tỏ ra khó chịu, khó thích nghi, khó hòa hợp. Nhưng càng đọc, càng đi sâu vào nội dung câu chuyện và qua điểm nhìn của chính Dung, người đọc nhận ra sự thay đổi trong cảm xúc và nhận thức của cô bé. Thay vì than thở, buồn chán như trước, Dung biết quan tâm, chia sẻ tới ông nhiều hơn. Khoảng cách hai ông cháu xích lại gần hơn khi trong ngày sinh nhật Dung, ông ngoại đã làm tất cả để Dung có một ngày sinh nhật đặc biệt: làm bánh kem, nhảy...Tất cả hành động, sự yêu thương, quan tâm thầm lặng và nhất là sự cố gắng hòa hợp với cháu của ông ngoại đã khiến cho Dung thay đổi. Dung biết sống sâu sắc hơn, biết nghĩ, biết sống, biết hi sinh cho người khác. Và khiđó con người ta sẽ cảm nhận được hạnh phúc, sự hãnh diện. Đó cũng chính là thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm tới độc giả chúng ta. Nếu nói nhân vật là phương tiện để nhà văn gửi gắm, truyền tải tư tưởng, thì Dung trong truyện ngắn này là một nhân vật như thế. Gấp trang sách lại nhưng những ấn tượng về nhân vật và những bài học mà nhân vật mang lại vẫn cứ giăng mắc trong tâm trí ta, hướng chúng ta cách sống,cách cư xử đúng đắn hơn trong cuộc đời...
"Ông Ngoại" là một câu chuyện đầy xúc động, với thông điệp về tình yêu thương, sự hy sinh và sự quan trọng của gia đình. Sử dụng Ngôn ngữ đời thường, đậm chất Tây Nam Bộ và có giá trị biểu cảm cao; giọng điệu tự nhiên, nhẹ nhàng nhưng thấm thía tác giả đã tạo ra một tác phẩm văn học sâu sắc, đáng đọc và để lại nhiều cảm xúc cho độc giả.
Qua quá trình rút ngắn khoảng cách thế hệ để thấu hiểu, yêu thương giữa Dung và ông ngoại, tác phẩm hướng tới đề cao những giá trị nhân văn truyền thống. Tình cảm gia đình, tinh thần trách nhiệm, biết sẻ chia, hi sinh. Nguyễn Ngọc Tư đã mang tới cho bạn đọc những thông điệp ý nghĩa biết yêu thương, trân trọng người thân trong gia đình. Hãy luôn nhớ rằng, gia đình là nơi ta được sinh ra, lớn lên và được yêu thương, che chở. Hãy trân trọng tình yêu thương gia đình và dành cho gia đình những gì tốt đẹp nhất.
To quyen Đoan
19/03/2025
Nguyễn Trần Ngọc Anh chị có thể phân tích nhân vật người ông trong truyện giúp em được không ạ?em đang cần nó khá gấp ạ! em cảm ơn chị nhìu ạ
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời