Viết bài văn phân tích tác phẩm " Cha tôi " của Sương Nguyệt Minh Tác phẩm " Cha tôi " : Nhà tôi có bốn người. Cha tôi thế hệ 5X, chớm già. Hơn nửa thế kỉ có mặt trên đời thì bốn mươi năm cha mặc áo nh...

ADS
thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của Yukiphomaique

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
ADS
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

02/04/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Tác phẩm "Cha tôi" của Sương Nguyệt Minh là một câu chuyện về mối quan hệ giữa cha và con, đồng thời cũng phản ánh những khúc mắc, xung đột trong gia đình. Từ việc cha đã dành nhiều năm trong quân đội, xa nhà để phục vụ cho đất nước, đến sự hiểu lầm và xung đột giữa cha và con trai khi con trai cảm thấy bị kìm hãm và dồn nén bởi kỷ luật nhà binh của cha. Tác phẩm này cũng thể hiện sự thiếu hiểu biết và giao tiếp kém giữa cha và con, khiến cho mối quan hệ gia đình trở nên căng thẳng. Đồng thời, tác phẩm cũng gợi mở về sự lo lắng, quan tâm của cha dành cho con dù có những xung đột. Như vậy, tác phẩm "Cha tôi" không chỉ là câu chuyện cá nhân mà còn là bức tranh phản ánh rõ ràng về các mặt khác nhau của cuộc sống gia đình và xã hội.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
3.0/5 (5 đánh giá)
thumb up 1
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
cà chua nè

02/04/2024

Câu trả lời uy tín

Sương Nguyệt Minh, một nhà văn được ca ngợi rộng rãi người đã viết nhiều tiểu thuyết và truyện ngắn, nổi tiếng với sự miêu tả mạnh mẽ và đầy cảm xúc về tình yêu gia đình và mối quan hệ cá nhân. Trong số những tác phẩm đáng chú ý nhất của ông, "Cha tôi" đóng vai trò như một chứng minh cho tài năng kể chuyện của ông ấy. Tác phẩm này đi sâu vào thế giới nội tâm phức tạp của nhân vật chính khi anh ta điều hướng qua những thăng trầm của mối quan hệ cha con độc đáo của họ. Với giọng văn giàu cảm xúc cùng việc sử dụng khéo léo các mô hình theo trình tự thời gian, "Cha tôi" để lại ấn tượng lâu dài đối với bất kỳ ai đọc nó.
Nhân vật người cha được giới thiệu là "thế hệ 5X, chớm già. Hơn nửa thế kỉ có mặt trên đời thì bốn mươi năm cha mặc áo nhà binh, cầm súng và xa nhà". Cuộc sống tự do, buông thả bị đảo lộn hoàn toàn, người cha làm bộ đội luôn tôn trọng những giá trị truyền thống, hướng con cái, gia đình đi theo những nề nếp tốt đẹp đã vô tình gây ra cuộc chiến nảy lửa giữa những thành viên trong gia đình. Và từ khi người cha về thì nhân vật tôi lại càng có nhiều mâu thuẫn với cha của mình. 
Tôi xuất hiện trong văn bản là một thanh niên thế hệ 8x, được mẹ nuông chiều từ nhỏ, cha vắng nhà, tôi sống một cuộc sống tự do, buông thả, lười nhác và không quan tâm gì đến thế sự, cuộc đời, không có lý tưởng, không có ước mơ. Gia đình của nhân vật tôi với mẹ, chị gái, tôi đều sống một cuộc sống tự do, phóng túng cho đến khi người cha trong quân ngũ trở về. Cuộc sống tự do, buông thả bị đảo lộn hoàn toàn, người cha làm bộ đội luôn tôn trọng những giá trị truyền thống, hướng con cái, gia đình đi theo những nề nếp tốt đẹp đã vô tình gây ra cuộc chiến nảy lửa giữa những thành viên trong gia đình. Trong đó mâu thuẫn lớn nhất là nhân vật tôi. 
Tác giả đưa ra hình ảnh thế hệ trẻ dường như đang sống khá buông thả và lãng quên dần những điều tốt đẹp, ý nghĩa trong quá khứ, đặc biệt là với những chiến công to lớn của những người lính trong hai cuộc kháng chiến. Thậm chí một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ còn đang phủ nhận những hy sinh của cha ông ta để mang đến một cuộc sống độc lập, hoà bình như ngày hôm nay.
Những lời nói như xát muối vào tim của nhân vật tôi với người cha của mình - chính là người lính trong chiến tranh “- Thôi cha! Đừng bao giờ nói với con về những ngày tháng cha đi bộ đội. Thời oai hùng xa lắm lắm rồi, cha ạ”,  “Bao nhiêu năm qua không có cha, mẹ con con vẫn sống tốt cơ mà. Cả cuộc đời cha ở trong quân đội, ngoài việc sinh bọn con ra cha đã làm được cái gì cho cái nhà này chưa mà cha trách mắng mọi người…” thực sự khiến người đọc phải trăn trở về rất nhiều vấn đề của cuộc sống… Câu chuyện không chỉ là câu chuyện của một nhà hai nhà mà của nhiều gia đình trong thời đại này. Giá trị hiện thực của nó vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày hôm nay. 
Thông qua nhân vật tôi và chủ đề tác phẩm, tác giả nhắn nhủ thế hệ trẻ nên sống có nghĩa tình, biết trân trọng giá trị của quá khứ; cha mẹ nên quan tâm, thấu hiểu và uốn nắn con cái từ nhỏ, thấu hiểu và lắng nghe để hòa nhập với cuộc sống của các con. Những xung đột tưởng chừng như rất nhỏ nhưng nếu không hoá giải sớm thì có thể gây ra những hậu quả khủng khiếp, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của một gia đình. Người cha- dẫu là một người lính oai hùng trong chiến tranh- nhưng khi đã bước chân ra khỏi đời lính thì cũng phải thấu hiểu và từng bước uốn nắn con cái của mình, có như vậy mới không gây ra những mâu thuẫn trong gia đình.
Cha tôi của tác giả Sương Nguyệt Minh đã phản ánh được rất nhiều những vấn đề nhức nhối của thời đại. Trong đó là những mâu thuẫn giữa các thế hệ trong gia đình, giữa cha và con… thông qua nhân vật tôi, tác phẩm đặt ra nhiều bài học có ý nghĩa để người đọc phải trăn trở, đồng cảm với những gì tác giả muốn truyền tải. 
 

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
5.0/5 (3 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
ADS

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

logo footer
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
app store ch play
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi