Phân tích đặc điểm cái" tôi "trữ tình trong đoạn trích tháng hai: tương tư hoa đào (khoảng 200 chữ)

ADS
thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của Tuan0505
  • Câu trả lời phải chính xác, đầy đủ dựa trên kiến thức xác thực:
    • ✔ Đối với câu hỏi trắc nghiệm: Đưa đáp án lựa chọn + giải thích lý do chọn đáp án.
    • ✔ Đối với câu hỏi tự luận: Đưa lời giải và đáp án cho câu hỏi.
    • ✔ Đối với câu hỏi trả lời ngắn: Đưa ra đáp án + giải thích lý do.
    • ✔ Chấp nhận sử dụng ảnh do thành viên viết tay, ảnh cần rõ nét, không bị mờ, vỡ ảnh.
  • Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu.
  • Tránh đưa ra các ý kiến cá nhân mang tính chất chủ quan.
  • Nếu sử dụng thông tin từ nguồn khác, phải trích dẫn nguồn đầy đủ và chính xác.
  • Tuyệt đối không được sao chép các thông tin từ các trang khác, từ AI hoặc chatGPT.
ADS
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

10/04/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Trong đoạn trích "Tháng hai: Tương tư hoa đào", cái "tôi" trữ tình được thể hiện qua sự luyến tiếc và nhớ nhung về mối quan hệ đã bị cắt đứt do chiến tranh. Cảm xúc của "tôi" được diễn đạt thông qua việc dùng từ ngữ tưởng tượng, như "động thiên thai", "rực rỡ hoa đào", "mông mênh nước suối", tạo nên bức tranh hồn lửa và sâu lắng về tình yêu và ký ức. Đồng thời, sự so sánh giữa khoảnh khắc hiện tại và quá khứ cũng làm nổi bật tính chất trữ tình của cái "tôi". Đây là một cách diễn đạt sâu sắc về lòng trung thành và niềm tin trong tình yêu, góp phần làm nên nét đặc trưng của cái "tôi" trữ tình trong đoạn trích này.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận

      “Thương nhớ mười hai” được Vũ Bằng bắt đầu chắp bút vào tháng Giêng năm 1960 và đến năm 1971 mới hoàn thành. Cuốn sách nói về mười hai tháng trong năm của mảnh đất Hà Thành yêu dấu. Nơi đây có ẩm thực ngon, phong cảnh đẹp, có những nét sinh hoạt giản dị và có cả một người vô cùng quan trọng đối với Vũ Bằng. Đó là bà Nguyễn Thị Quỳ - người vợ trân quý của ông. Tác giả đã gửi gắm nỗi nhớ  da diết cùng với nỗi đau của mình vào trong từng câu chữ, từng trang sách của “Thương nhớ mười hai”.

      Với ngòi bút tài ba của mình, Vũ Bằng đã khiến cái rét mùa xuân không còn buốt giá mà thật ngọt ngào, mưa phùn cũng trở thành một phần không thể thiếu trong mùa xuân Bắc Việt. Vũ Bằng đã sử dụng từ ngữ một cách điêu luyện để vẽ nên một bức tranh tuyệt mĩ, thơ mộng và có một sức sống mãnh liệt. Những mầm non không chịu được phải trồi lên thành những cái lá nhỏ li ti, tim con người dường như cũng trẻ ra, muôn vật đều như được hồi sinh và tất cả đều mong muốn được yêu thương. Chắc chắn là vì ông có một tình yêu sâu sắc đối với mảnh đất này, ngay chính cái cách ông gọi mùa xuân – mùa xuân của tôi – cũng đủ để biết ông yêu Hà Nội đến nhường nào. Không chỉ có mùa xuân mà mùa hạ qua lăng kính của Vũ Bằng cũng hiện lên thật cuốn hút. ta có thể thấy một Hà Nội vào mùa hạ với bầu trời trong xanh và những con đường tràn ngập tiếng ve kêu. Khắp các phố phường đều được rải “thảm đỏ” hoa gạo, hoa phượng. Hoá ra Hà Nội lại đẹp đến như vậy. Có thể thấy Vũ Bằng có một tâm hồn cực kì tinh tế và đặc biệt, ông vô cùng trân quý cuộc sống thường tại quê hương mình. Ngoài ra, ông còn có thể nhớ được cái cảm giác say say sau những trận mưa rào, khi mà hoa lá toả ra một mùi hương tươi mới, khi mà bóng của người phụ nữ thân thương vẫn đứng trong sân nhà. Mùa thu Bắc Việt gắn liền với những trận mưa ngâu dầm dề thối đất thối cát. Những giọt mưa như chứa đựng nỗi nhớ da diết của Vũ Bằng về Hà Nội, về người vợ của mình. Mùa thu này tràn ngập nỗi nhớ nhung và nỗi buồn, nhưng nó cũng thật là đáng quý. Nỗi đau của Vũ Bằng đã chạm đến tột cùng khi mùa đông đến. Ông đã từng rất yêu cái lạnh lẽo của mùa đông, nhưng tình yêu ấy đã biến thành gỗ mục và mất dần. Đó là vì mùa đông năm ấy, ông đã nhận được tin người vợ yêu quý đã lìa trần. Tin ấy như những cơn gió bấc ở Bắc Việt, khứa từng đường, từng đường sắc nhọn, buốt lạnh vào tim. Tác giả đã mất đi người bạn đời đáng quý khi còn đang ở phía bên kia ranh giới Bắc Nam, khi còn chưa kịp nói lời từ biệt. Bầu trời mùa đông chỉ có mãi một màu âm u ảm đạm, như muốn xoáy sâu thêm vào vết thương lòng của ông.

     Tuỳ bút, bút kí “Thương nhớ mười hai” thực sự đã để lại bao cảm xúc cho những người đọc, đặc biệt là những người con xa quê. Bằng những dòng văn uyển chuyển, tinh tế cùng cách hành văn nhẹ nhàng, Vũ Bằng đã vẽ nên một bức tranh Hà Nội mười hai tháng thật riêng biệt và thơ mộng. Mong rằng các bạn sẽ tìm đọc cuốn sách này để cùng khám phá mảnh đất quê hương của mình – Hà Nội.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
ADS

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

logo footer
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
app store ch play
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi