23/04/2024
23/04/2024
23/04/2024
Câu 3:
Thái độ của mọi người trong gia đình nhân vật tôi đối với giàn bầu:
+ Bà: yêu thương thiết thiết giàn bầu, chăm sóc rất kĩ càng => giàn bầy xanh rượi, quả rất sai. Sở dĩ bà có thái độ như vậy vì bà đã từng sống ở quê, hình ảnh giàn bầu giúp bà vơi đi nỗi nhớ quê. Hơn nữa, nhờ có giàn bầu bà có việc để làm, để vui, để khuây khỏa chân tay.
+ Các thành viên còn lại trong gia đình: Cảm thấy phiền phức, khó chịu khi xuất hiện giàn bầu "Tôi không thích khi cưỡi xe vào tận thềm nhà lại phải rạp mình dưới giàn bầu ấy. Chị và mẹ tôi lại ngại tóc rối. Cha tôi khó chịu khi phải dắt quan khách len lỏi bên mấy trái bầu để vào căn nhà sang trọng".
- Sở dĩ mọi người có thái độ như vậy, bởi đối với bà, giàn bầu mang giá trị về mặt tinh thần, là hình ảnh biểu tượng cho hình bóng quê hương. Còn đối với các thành viên, đa số sinh sống lớn lên ở thành phố, nên không thể hiểu được hết giá trị của giàn bầu, với họ, giàn bầu chỉ có giá trị về mặt vật chất (giá trị rất thấp: ăn ba bữa chán, cho hàng xóm cũng không thiết tha)
Câu 4:
Bà là con người của chốn thôn quê vì: bà sinh ra lớn lên và lập nghiệp ở chốn thôn quê trong khoảng thời gian dài; hình bóng quê hương luôn ngập tràn trong trái tim bà (từ giàn bầu, cách làm bánh, cách nấu canh, làm đồ chơi từ vỏ quả bầu khô => đều mang đậm tư duy, cách làm, cách nghĩ của người ở chốn thôn quê); hình ảnh giàn bầu mang đậm hồn quê => bà đã mang quê hương lên thành phố, gửi tình yêu và nỗi nhớ quê hương vào giàn bầu => đã ra quê những lòng vẫn nặng lòng với quê "dẫu lìa ngõ ý, còn vương tơ lòng".
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời