24/04/2024
24/04/2024
Nông nghiệp: Nhà nước ban hành chế độ “quân điền”, làng xã theo định kì phân chia lại ruộng đất cho thành viên cày cấy. Trong triều đình đặt một số chức quan chuyên trách về nông nghiệp, như Khuyến nông sứ, Hà đệ sứ, Đồn điền sứ. Nhà nước ban hành các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp như khai hoang, đắp đê, khơi thông sống ngôi,... Diện tích canh tác được mở rộng, nhiều làng mới được thành lập.
Thủ công nghiệp: có nhiều làng thủ công nổi tiếng, như làng Huế Cầu (Hưng Yên) nhuộm vải; làng Chu Đậu (Hải Dương), Bát Tràng (Hà Nội) làm đồ gốm; làng Đại Bái (Bắc Ninh) đúc đồng; làng Văn Chàng (Nam Định) rèn sắt,....
Thương nghiệp: Buôn bán trong nước và nước ngoài đều phát triển. Nhà Lê sơ khuyến khích các xã lập thêm chợ mới. Thuyền buôn và thương nhân các nước láng giềng buôn bán tại một số địa điểm quy định như Thống Lĩnh (Lạng Sơn), Vân Đồn (Quảng Ninh), Hội Thống (Nghệ An - Hà Tĩnh),...
Nhận xét :
- Tầng lớp trên của xã hội là quý tộc, quan lại, địa chủ.
- Tầng lớp bình dân trong xã hội chủ yếu là nho sĩ, nông dân, thợ thủ công, thương nhân. Nô tì là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời