Em hãy viết bài văn phân tích chủ đề và nhân vật trong truyện Làm mẹ của Nguyễn Ngọc Tư.

ADS
thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của B Ngọc

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
ADS
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

06/05/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Bài văn phân tích chủ đề và nhân vật trong truyện "Làm mẹ" của Nguyễn Ngọc Tư có thể được viết như sau: Mở bài: Trong tác phẩm "Làm mẹ" của Nguyễn Ngọc Tư, tác giả đã xây dựng một câu chuyện về tình cảm gia đình sâu sắc, thể hiện nỗi lòng ưu tư cùng niềm hy vọng sẽ có một gia đình đầy đủ như bao nhà khác. Tác phẩm này xoay quanh cuộc sống của dì Diệu, một người phụ nữ đã ngoài tuổi trung niên nhưng chưa từng được nghe tiếng gọi mẹ. Thân bài: Tóm tắt nội dung và các nhân vật trong tác phẩm: Trong "Làm mẹ", người đọc sẽ gặp phải những nhân vật lạc quan nhưng ẩn sâu bên trong là sự đau đớn và hy vọng mong mỏi có một đứa con để chăm sóc. Dì Diệu, là người phụ nữ đã bốn mấy tuổi, không từng được nghe tiếng gọi mẹ. Bà miêu tả nhân vật với tính cách ít lo ít nghĩ, luôn trẻ con và lúc nào cũng tràn đầy niềm tin vào cuộc sống. Đánh giá chủ đề: Chủ đề "Làm mẹ" thể hiện khao khát thiêng liêng của dì Diệu, là khao khát thiêng liêng, là đặc ân mà ông trời ban cho những người phụ nữ. Tình yêu thương và vai trò của người mẹ trong cuộc sống được thể hiện qua suy tưởng và mong ước của dì Diệu. Nhờ việc xây dựng chủ đề gần gũi, chân thực với người đọc cùng việc xây dựng các đặc sắc nghệ thuật độc đáo, Nguyễn Ngọc Tư đã khiến cho tác phẩm "Làm Mẹ" trở nên cuốn hút và lôi cuốn. Bức tranh về tình cảm gia đình và vai trò của người phụ nữ trong xã hội được tái hiện sinh động qua câu chuyện này. Tóm lại, "Làm Mẹ" không chỉ là câu chuyện riêng của dì Diệu mà còn là câu chuyện của rất nhiều phụ nữ mong muốn có con để điền vào khoảnh khắc thiếu sót trong cuộc sống. Đồng thời, thông qua việc miêu tả chi tiết các nhân vật và sử dụng ngôn từ sinh động, Nguyễn Ngọc Tư đã thành công trong việc mang lại cho người đọc cái nhìn sâu sắc về ý nghĩa của việc "làm mẹ".
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
Câu trả lời uy tín

Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn đa tài với số lượng tác phẩm xuất sắc, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Bà có phong cách nghệ thuật gần gũi, bình dị với đời sống của nhân dân. Đặc biệt hơn là tác giả sử dụng ngôn từ đậm chất Nam bộ. Tác phẩm “làm mẹ” là một trong những bài văn tiêu biểu của Nguyễn Ngọc Tư. Bà đã xây dựng lên chủ đề và các biện pháp nghệ thuật đặc sắc, nhờ đó tác phẩm có sức lan rộng và được công chúng đón nhận.

Câu chuyện xoay quanh cuộc sống của dì Diệu, một người phụ nữ đã bốn mấy tuổi. Ở cái tuổi trung niên ấy phải là một người phụ nữa dì Diệu khao khát được làm mẹ hơn bao giờ hết. Dì đã từng phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng vì vậy không thể có con được nữa. Gì cũng luôn ao ước mình có một đứa con gái để có thể may cho con những bộ đồ đẹp. Thật may mắn khi chồng gì là chú Đức luôn ủng hộ và yêu thương gì. Dù có lần dì biểu chú Đức thôi gì đi, sống chung mà không có con chỉ buồn thêm thôi. Chú Đức tỏ ra cứng lòng, cười xòa, chú sẽ ở bên dì suốt đời cho dù vợ chồng có con hay không có con.

Nguyễn Ngọc Tư đã xây dựng chủ đề “làm mẹ” thể hiện khao khát của dì Diệu, đó là khao khát thiêng liêng, là đặc ân mà ông trời ban cho những người phụ nữ.Tình mẫu tử từ lâu đã trở thành một trong những tình cảm máu thịt cao quý và thiêng liêng nhất đối với mỗi con người. Thế nhưng ở cái tuổi trung niên ấy, dì Tư chưa từng được nghe một tiếng gọi mẹ. Mặc dù cả tác phẩm, gì Diệu hiện lên với khuôn mặt tươi cười, ít lo ít nghĩ, lúc nào cũng trẻ con. Nguyễn Ngọc Tư miêu tả nhân vật với những tính cách lạc quan nhưng ẩn sâu bên trong là sự đau đớn và hy vọng mong mỏi có một đứa con để chăm sóc. Nguyễn Ngọc Tư xây dựng chủ đề và đặt tên cho tác phẩm với nhan đề “làm mẹ” cho thấy sự đau đớn và niềm hy vọng được nghe tiếng con gọi mẹ, gọi cha của các nhân vật trong truyện. “Mỗi lần có trẻ con đi qua cửa lòng gì quặn lại, rát như muối sát vào vết thương đang mở miệng. Chú Đức an ủi bằng cách mỗi lần về tặng cho dì một món quà”. Không được làm mẹ là nỗi đau lớn nhất của người phụ nữ, Nguyễn Ngọc Tư đã đưa nhân vật chú Đức vào như phần nào an ủi nỗi lòng. Qua đó tác phẩm thể hiện sự đồng cảm, cảm thương sâu sắc với số phận của các nhân vật.

Để xây dựng nên sự thành công của chủ đề, Nguyễn Ngọc Tư đã khéo léo đưa các đặc sắc nghệ thuật một cách hợp lý. Tác giả đã mô tả công việc chi tiết của gì Diệu “ban ngày gì ra sạp vải, lúc nào có khách thì lo buôn bán, đo đắt, lúc nào rảnh dì ngồi đơm nút, vất khuy”. Nhờ đó nhân vật hiện lên một cách chân thực và sống động. Nguyễn Ngọc Tư đã khéo léo xây dựng nhân vật gì Diệu với tính cách đáng yêu và lạc quan “Dì vừa làm vừa mủm mỉm cười một mình, rồi vui quá xá là vui”/ “Gì là loại người ít lo nghĩ, lúc nào cũng trẻ con, non nả. Dì ít giận ai mà có giận lâu có giận cũng mau quên”. Bên cạnh nhân vật gì Diệu là chú Đức, một người tính cách hiền hậu chừng mực và vô cùng yêu thương vợ. Chú Đức xuất hiện, luôn bên cạnh an ủi được nỗi đau của người vợ. Tác giả sử dụng ngôn ngữ hài hước để tạo nên sự gần gũi giữa nhân vật và độc giả. “Chuyện của tui, chị em sao biết được”, “em như con nít …tới chừng anh lụ khụ rồi em vẫn chưa già”. Đặc biệt trong tác phẩm Nguyễn Ngọc Tư xây dựng nên tình huống hé mở niềm hy vọng và tình cảm của dì Diệu, hy vọng có được một đứa con gái cùng chồng chăm sóc. Từ đó gợi lên cảm xúc đau đáu, đồng cảm trước số phận của người phụ nữ đó. Qua những lời thoại hết sức chân thực, nhà văn đã thể hiện bộc lộ được tính cách của hai nhân vật dì Tư và chú Đức.

Nhờ việc xây dựng chủ đề “làm mẹ” là chủ đề gần gũi, chân thực với người đọc cùng việc xây dựng các đặc sắc nghệ thuật độc đáo Nguyễn Ngọc Tư đã đưa tác phẩm chạm đến trái tim người đọc. Tạo nên sự cuốn hút, lôi cuốn cùng tấm lòng đồng cảm sâu sắc với cuộc đời của người phụ nữ đã ngoài tuổi trung liên nhưng chưa từng được nghe tiếng gọi mẹ.

Tác phẩm “làm mẹ” của Nguyễn Ngọc Tư đã mang đến cho ta một câu chuyện về tình cảm gia đình sâu sắc. Truyện thể hiện nỗi lòng ưu tư cùng niềm hy vọng sẽ có một gia đình đầy đủ như bao nhà khác. Nguyễn Ngọc Tư đã sử dụng ngôn ngữ hài hước nhưng vô cùng tinh tế tạo nên cảm giác cuốn hút, tác phẩm đã để lại những ấn tượng sâu sắc khó phai trong lòng chúng ta.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
ADS

Tóm tắt văn bản Người dưng mà nói


Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

logo footer
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
app store ch play
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi