10/05/2024
10/05/2024
10/05/2024
Chảy máu chất xám (tiếng Anh: human capital flight hoặc brain drain) là thuật ngữ dùng để chỉ vấn đề di cư quy mô lớn của nguồn nhân lực có kiến thức và kĩ thuật từ một nước qua những nước khác. Mặc dù thuật ngữ ban đầu dùng để chỉ những công nhân kĩ thuật đi qua những nước khác, ý nghĩa của nó đã mở rộng thành: "sự ra đi của những người có kiến thức hoặc có chuyên môn từ một quốc gia, khu vực kinh tế, hoặc các lĩnh vực khác, vì điều kiện sống hoặc tiền lương tốt hơn".
Chảy máu chất xám là một hiện tượng mang tính toàn cầu, tuy xảy ra số lượng lớn ở những nước đang phát triển nhưng tại những nước phát triển cũng diễn ra hiện tượng này, gây thiệt hại đến quá trình phát triển kinh tế. Chính quyền các nước đã đề ra những chính sách nhằm kìm hãm hiện tượng này và thu hút chất xám quay về bằng nhiều biện pháp
Một số nguyên nhân tạo lực đẩy chất xám là tình trạng lương thấp, thiết bị lỗi thời, tương lai không sáng sủa, ít lựa chọn cho các nhà khoa học nếu làm việc ở các nước sở tại, chế độ đãi ngộ kém, môi trường nghiên cứu khoa học không phù hợp, giá trị lao động thực sự chưa được đề cao. Riêng tại châu Phi còn do các yếu tố nghèo đói, chính trị bất ổn định (chiến tranh, đại loạn) và nguồn ngân sách đầu tư cho lĩnh vực khoa học kỹ thuật quá thấp (0,3 % GDP).
Một số khía cạnh cá nhân có thể kể đến như: sự tác động từ gia đình (ví dụ người thân ở nước ngoài) hoặc do sở thích cá nhân thích khám phá và muốn được cải thiện sự nghiệp,...
Tình trạng chảy máu chất xám tại các quốc gia nghèo là một nguyên nhân quan trọng khiến khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia ngày càng rõ rệt và gây ra những hậu quả khó lường cho các nước đang phát triển. Nguồn chất xám bị chảy máu khiến kinh phí đào tạo của quốc gia không ngừng thất thoát, đồng thời phải bỏ ra một nguồn kinh phí lớn để trả lương cho các chuyên gia nước ngoài mời về. Tại châu Phi khoản phí này chiếm 1/3 nguồn viện trợ huy động được từ nước ngoài. Bên cạnh đó, nhiều công trình nghiên cứu khoa học không có nhân lực thực hiện, thành tựu khoa học kĩ thuật không được phổ biến và ứng dụng. Việc các nhà khoa học sang làm việc cho nước ngoài cũng tác động xấu đến người dân và các giới tri thức khác trong nước. Đây là một sự lãng phí lớn về tài sản quốc gia, làm chậm tốc độ phát triển nền kinh tế.
Vì vậy, mỗi người cần nhận thức rõ trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng và phát triển đất nước, kết hợp hài hòa giữa học tập thành tựu của nước ngoài với cống hiến cho dân tộc. Có như vậy, đất nước ta mới có thể phát triển mạnh mẽ và trở thành cường quốc như mong muốn của chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời